Người mắc bệnh quai bị có được ăn trứng không?
Tác giả: uyennguyen
Bệnh quai bị do một loại vius Paramyxovirus gây ra. Người bệnh thường có các biểu hiện như viêm tuyến nước bọt mang tai, sưng và có cảm giác đau, khó chịu. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, nghiêm trọng có thể gây ra vô sinh.
- Bệnh quai bị và những điều cần phải biết
- Cách chữa bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nhất
- Chữa quai bị bằng hạt gấc
Để bệnh nhanh khỏi, ngoài uống thuốc, nghỉ ngơi theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Những thực phẩm nào tốt cho người quai bị hay người mắc bệnh quai bị có được ăn trứng không là những thắc mắc của nhiều người.
Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!
Người mắc bệnh quai bị có được ăn trứng không?
Trứng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng; Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.
Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng. Chất đạm của lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở trạng thái hòa tan. Còn chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện.
Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin vì Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác.
Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod… tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K), Biotin.
Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi, chất Biotin kết hợp với một protein là Avidin làm mất hoạt tính của Biotin, tạo phức hợp Biotin – Avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa.
Vậy người mắc bệnh quai bị có được ăn trứng không?
Theo nhiều nghiên cứu trong quá trình mắc quai bị bạn vẫn có thể ăn được trứng. Vì trứng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt.
Nếu ăn trứng bạn nên nấu cháo với trứng cho ít hành vào thì càng tốt. Nó có thể tăng sức đề kháng giúp bạn đẩy lùi các vi khuẩn có hại cho cơ thể, từ đó nhanh chóng đẩy lùi bệnh quai bị.
Khi mắc bệnh quai bị dường như ai cũng lo lắng vì những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại. Nhưng hiện tại thì bệnh vẫn không có thuốc đặc trị, cho nên người bệnh chỉ có thể làm giảm cơn đau bằng cách ăn uống kiêng khem. Vậy…
Một số lưu ý khi ăn trứng
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng phân tán đều nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Ăn lòng trắng trứng dễ gây khó tiêu và đồng hóa kém là do trong lòng trắng trứng còn có men antitrypsin, ức chế các men tiêu hóa của tụy và ruột, khi đun nóng 80 độ, men này sẽ bị phá hủy.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo.
Với trẻ trên 7 tháng, mỗi ngày có thể cho ăn một quả trứng gà hoặc trứng vịt, hoặc 4 quả trứng chim cút.
Với người lớn, một tuần có thể ăn trứng 3-4 lần. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì qua những kết quả nghiên cứu các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong máu cao, một tuần chỉ nên ăn trứng 2-3 lần.
Khi mắc bệnh quai bị kiêng gì? - Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải căn bệnh này. Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn có xuất hiện ở người lớn. Bệnh quai bị tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu…
Ngoài vấn đề ăn uống khi mắc quai bị bạn nên lưu ý
– Người bệnh cần được cách ly khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Không đi đến những nơi -đông người, khu vực công cộng… tránh lây nhiễm cho người khác.
– Kiêng nước lạnh, kiêng gió và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
– Hạn chế vận động, thường xuyên nghỉ ngơi (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
– Kiêng đồ ăn chua và đồ uống có chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.
– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
– Thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
– Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
– Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp vấn đề người mắc bệnh quai bị có được ăn trứng không. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người nên tự biết cách chăm sóc bản thân mình, thường xuyên tập luyện thể dục cũng như ăn uống khoa học, tăng cường sức đề kháng để tránh xa căn bệnh này. Nếu không may mắc phải bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tránh những hệ lụy đáng tiếc. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sống vui!