Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
Tác giả: uyennguyen
Giời leo là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu. Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh giời leo là gì?
1. Bệnh giời leo là gì?
Giời leo là tên gọi mà dân gian thường dùng để chỉ các loại bệnh viêm da dị ứng bởi acid photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời hoặc các loại côn trùng có độc tính, ví dụ như kiến ba khoang, sâu ban miêu. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giời leo chính là những vệt tổn thương da ngoằn ngèo đau rát. Bệnh này thường xuất hiện trong năm nhưng thường phổ biến nhất vào mùa gặt, các thời điểm chuyển giao mùa hay thời tiết có độ ẩm cao.
Bệnh giời leo thường để lại những vệt dài mụn nhỏ li ti, có nước rất đau rát, khó chịu và rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên nếu chữa trị đúng cách thì tầm 5 – 7 ngày là khỏi.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh giời leo và zona khá giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Do đó bạn cần phải quan sát kỹ vùng da bị bệnh. Viêm da dị ứng có thể ở bất kì vùng da nào, ngược lại zona thần kinh chỉ thường lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh giời leo chính là do các độc tố có trong côn trùng bọ giời. Khi bị đập chết, các chất độc sẽ được giải phóng ra. Độc tố này sẽ gây kích ứng lên da, bỏng rát khi tiếp xúc.
Giời leo là con gì?
Con giời leo hay thường gọi là con giời là một loài động vật thuộc ngành chân khớp, hình dáng giống như con rết nhưng kích thước nhỏ hơn, chân cao hơn nên nó di chuyển khá nhanh. Chúng thường sống ở những nơi ẩm thấp như góc khuất, ngõ ngách gầm giường, bàn, tủ…
Côn trùng bọ giời thường hoạt động vào ban đêm nên có khi bò lên người và tiết dịch acid photpho gây ra các vệt phỏng da.
Triệu chứng
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được giời leo qua các triệu chứng xuất hiện trên da, cụ thể như:
- Da ửng đỏ, xuất hiện vệt dài khoảng 5 cm, có cảm giác ngứa, đau rát tức thời rất khó chịu.
- Nổi các mụn nước nhỏ li ti theo hình dây ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt là ở các vùng như đùi, lưng, chân tay vì thường tiết nhiều mồ hôi. Một số trường hợp lại xuất hiện ở các vị trí như môi, cằm, trán má…
- Nghiêm trọng hơn thì các mụn nước bị vỡ ra và sinh mũ. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất vì khi các mụn nước bị vỡ thì tỉ lệ gây ra các sẹo to rất cao.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo
Nhiều người, thậm chí cả thầy thuốc cũng rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh giời leo và zona thần kinh. Điều này cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe. Điều trị không đúng cách không những mất nhiều thời gian, tiền bạc mà tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng hơn.
Thông thường giời leo chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài da kết hợp với một số phương pháp dân gian thì sau một tuần sẽ khỏi hẳn. Riêng bệnh zona thần kinh thì quá trình điều trị rất phức tạp, điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao phân biệt giữa hai loại bệnh này?
Khác với giời leo do acid photpho hữu cơ có trong bọ giời gây bệnh, tác nhân gây bệnh Zona thần kinh là một loại virus có tên là Herpes zoster.
Virus Herpes zoster chính là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu. Sau khi mắc bệnh thủy đậu, virus này sẽ ẩn nấp vào các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu cũng chính là lúc chúng tái hoạt động trở lại, gây đau nhức, nổi mụn đỏ, mủ trắng.
Đối tượng thường có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh là những ai đã từng bị bệnh thủy đậu, trẻ em hoặc người trên 50 tuổi vì lúc này sức đề kháng đã suy giảm. Chế độ ăn uống khoa học, nghỉ dưỡng, thường xuyên vận động có vai trò rất quan trọng để bạn tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh zona.
Zona thần kinh thường xuất hiện với các cơn đau nhức nghiêm trọng cùng với các vết sưng, mẩn đỏ. Vài ngày sau, tại các vết sưng hình thành các bọng nước lớn, phồng rộp. Mụn nước có thể lây lan nhanh chóng theo đường dây thần kinh, vùng tổn thương rộng gây ra đau đầu, đau nửa đầu, sốt cao…Ví trí thường xuất hiện nhất là lưng, mặt, ngực hoặc lưng.
Các vùng da rộp có vảy cứng. Sau khi khỏi bệnh ( trung bình 7 – 10 ngày), các vảy cứng này sẽ mất đi, sắc tố da sẽ thay đổi thành màu đậm hơn, rất dễ nhìn thấy. Giai đoạn này thường rất đau đớn. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải điều trị tới 3 tháng mới hết bệnh.
Giời leo để lại những vết sẹo lớn mất thấm mỹ còn zona nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến thị giác như sưng phồng mí mắt, mắt đỏ, sẹo giác mạc. Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mù lòa.
3. Điều trị bệnh giời leo
Nguyên nhân gây bệnh là độc tố acid photpho nên nhiều người thường dùng các dung dịch kiềm mạnh để trung hòa chất độc. Trước hết bạn phải dùng nước muối loãng để rửa sạch vùng da. Sau đó tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh như thế nào mà bạn nên có những cách điều trị phù hợp.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa bệnh giời leo, đơn giản, hiệu quả mà lại ít tốn kém. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dân gian sau đây:
Giời leo chưa lây lan nhiều
Đậu xanh và lá khổ qua có tính hàn, mát. Sử dụng một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Tầm 5 – 7 ngày sẽ lành bệnh.
Bệnh ở mức độ nặng
Dùng mủ trong trái sung non
Bạn dùng mủ của trái cung non hay vỏ cây sung bôi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều lên vùng da giời leo. Tầm 2 -3 ngày các mụn nước sẽ héo đi, bớt đau.
Trị giời leo bằng lá trúc đào
Lấy lá trúc đào, đốt thành than, nghiền nhuyễn rồi trộn chung với dầu dừa. Bôi hỗn hợp này ngày 2 lần lên vùng da tổn thương.
Lá Xương cá và vôi tôi
Đây cũng là một phương pháp trị liệu dân gian khá hiệu quả, thời gian lành bệnh nhanh ( 3 ngày). Bạn dùng tay vò lá xương cá, lấy bọt, cho thêm tí vôi tôi rồi thoa đều lên vùng giời leo.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian khác như rau sam, lá cây xấu hổ, rau dừa nước, cỏ nhọ nồi, mơ leo…
Tuy dễ phát hiện và điều trị nhưng Khoe.online khuyên bạn nên tới bệnh viện khám để xác định rõ ràng là giời leo hay zona thần kinh. Vì với bệnh giời leo điều trị ngay khi bệnh xuất hiện rất đơn giản. Bôi hồ nước cùng một số thuốc ngoài da, ví dụ như Gentrisone giúp kháng viêm là sau 3 – 5 ngày sẽ khỏi bệnh. Nhưng trường hợp quá nặng, bội nhiễm thì phải uống kháng sinh để trị bệnh.
4. Phòng ngừa bệnh giời leo
Để phòng bệnh giời leo cần phải:
– Trong mùa gặt, thời kỳ sinh sản của côn trùng, không nên bật đèn sáng trong phòng khi ngủ. Vì côn trùng thường sẽ theo ánh sáng bay vào nhà.
– Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Còn không nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các nơi ẩm thấp, giời leo dễ trú ngụ.
– Vệ sinh thân thể mỗi ngày, ăn mặc thoáng mát, quần áo sạch sẽ.
– Khi ngủ nên kiểm tra kĩ mềm gối, mắc mềm để tránh côn trùng bò qua người cũng như nên ngủ trên giường cao.
– Không nên phơi quần áo vào ban đêm.
– Khi bị giời leo, người bệnh không nên sờ tay vào vùng da bị bệnh rồi chạm vào các vùng da khác. Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường.
– Chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
– Cảm thấy có dấu hiệu nóng rát, đau hoặc nổi vệt đỏ ở vùng da nào thì nên dùng dung dịch nước muối rửa sạch để chống viêm sau đó nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị giời leo
– Sức đề kháng khi bị giời leo rất yếu nên cần bổ sung các loại thực phẩm chức nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cho cơ thể như cam, bưởi, củ cải đỏ…
– Uống nhiều nước. Nên uống thêm nước chanh, nước cam tươi.
– Lựa chọn các thức ăn mát, thanh nhiệt, giải độc như hạt sen, rau má, khổ qua, bí xanh, các loại rau có màu xanh đậm….
– Kiêng cữ các loại thực phẩm giàu arginine như bánh mì trắng, yến mạch, socola, ngũ cốc tính chế, đồ ăn có tính nóng, các món chiên, xào, các loại thức uống có cồn.
– Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua.
Bệnh giời leo không khó để phòng bệnh và chữa trị nhưng nếu không biết cách rất dễ để lại những ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tốt nhất nên đến các phòng khám, bệnh viên chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Chúc bạn sống khỏe!
Theo Khoe.online tổng hợp