Nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ và cách chữa, phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Huy

Ngủ dậy bị đau cổ là vấn đề nhiều người gặp phải, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày. Không chỉ vậy, tình trạng này đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiềm ẩn về xương khớp mà bạn không nên chủ quan. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy và phòng ngừa hữu ích trong bài viết sau nhé. 

1. Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sáng ngủ dậy đau cổ vai gáy. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

1.1. Đau cổ do nằm sai tư thế

Ngủ sai tư thế bị đau cổ là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi ngủ ở tư thế không phù hợp, các cơ vùng cổ và vai gáy bị căng thẳng quá mức sẽ gây ra tình trạng đau nhức sau khi thức dậy. Trong đó tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng co quắp có thể tạo áp lực lớn lên cột sống cổ.

1.2. Gối ngủ quá cao

Gối quá cao khiến đầu bị nâng lên cao hơn so với thân mình, làm cho đốt sống cổ bị gập và các cơ cổ phải chịu áp lực lớn suốt đêm. Điều này dẫn đến tình trạng đau cổ khi ngủ dậy, cứng cổ và khó cử động cổ vào buổi sáng. 

sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy do nằm gối kê quá cao

Nằm gối quá cao cũng có thể gây đau nhức ở cổ. 

1.3. Cử động đột ngột khi ngủ

Trong khi ngủ, nếu bạn có những cử động đột ngột hoặc vặn mình mạnh, các cơ cổ có thể bị căng hoặc bị co rút. Điều này có thể gây ra những cơn đau nhức cổ vào sáng hôm sau. Tình trạng này thường xảy ra khi ngủ không sâu giấc hoặc gặp ác mộng.

1.4. Cổ bị chấn thương

Nếu bạn đã từng bị chấn thương ở vùng cổ trước đó, dù là chấn thương nhẹ thì vẫn có nguy cơ ngủ dậy bị đau cổ. Các chấn thương cũ có thể làm suy yếu các cơ và dây chằng vùng cổ, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn khi ngủ.

1.5. Thoái hóa khớp cổ

Thoái hóa khớp cổ là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, gây ra sự hao mòn của các khớp và đĩa đệm ở cổ. Quá trình thoái hóa này có thể gây đau và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. 

Cảnh báo nguy hiểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu không còn là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, mà hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa dần, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải do thói quen sinh hoạt, làm việc không đúng.…

1.6. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể gây đau cổ dữ dội, lan xuống vai và cánh tay, đặc biệt là khi ngủ dậy. 

đau cổ sau khi ngủ dậy rất thường gặp

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây ra nhiều cơn đau nhức cổ khi thức dậy. 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? 8 biến chứng cần biết

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bệnh lý này đang ngày càng phổ biến, không chỉ ở người lớn tuổi mà còn có xu hướng trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất…

1.7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, ngủ dậy đau cổ cũng có thể do một số yếu tố khác như căng thẳng, stress kéo dài khiến các cơ vùng cổ bị co cứng. Thời tiết lạnh hoặc nằm ngủ ở nơi có gió lùa cũng có thể làm các cơ bị lạnh và gây đau. Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây đau cổ.

2. Mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy

Bạn có thể áp dụng một số cách chữa đau cổ khi ngủ dậy đơn giản để giảm nhanh cơn đau và cải thiện tình trạng khó chịu sau đây:

2.1. Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu và giảm đau cơ. Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng để chườm lên vùng cổ bị đau khoảng 15-20 phút. Trong trường hợp đau dữ dội, bạn có thể chườm lạnh trong 24-48 giờ đầu để giảm viêm và làm dịu cơn đau

2.2. Massage vùng cổ

Massage nhẹ nhàng vùng cổ giúp làm thư giãn các cơ bị căng cứng, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Bạn có thể tự massage hoặc nhờ người thân massage nhẹ nhàng vùng cổ và vai gáy. Bạn nên sử dụng thêm dầu massage hoặc kem xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau.

massage giúp giảm đau cổ sau ngủ dậy

Massage vùng cổ gáy giúp các cơ được thư giãn, giảm tình trạng đau nhức. 

2.3. Thực hiện bài tập cho cổ

Một mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy không thể bỏ qua là các bài tập nhẹ nhàng cho cổ. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ cổ và cải thiện khả năng vận động. Dưới đây là một số bài tập đơn giản:

  • Bài tập 1: Cúi đầu về phía trước, giữ trong 5 giây, sau đó ngẩng đầu ra sau, giữ trong 5 giây. Lặp lại 10 lần.
  • Bài tập 2: Nghiêng đầu sang trái, giữ trong 5 giây, sau đó nghiêng đầu sang phải, giữ trong 5 giây. Lặp lại 10 lần.
  • Bài tập 3: Xoay đầu chậm rãi theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 5 lần.

2.4. Dùng thuốc giảm đau

Trong trường hợp đau cổ dữ dội và các mẹo chữa đau cổ khi ngủ dậy trên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau xương khớp không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nên là giải pháp tạm thời. Nếu tình trạng đau kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

3. Làm sao để hạn chế đau cổ sau khi ngủ dậy?

Để ngăn ngừa tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng các cách sau: .

  • Chọn gối phù hợp: Sử dụng gối có độ cao vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp, đảm bảo nâng đỡ tốt vùng cổ và giữ cột sống cổ thẳng hàng.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Bạn nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp. Nếu nằm nghiêng, hãy kê thêm một chiếc gối mỏng giữa hai chân để giữ cột sống thẳng.
  • Tránh cử động mạnh trước khi ngủ: Hạn chế vận động mạnh hoặc tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn hoàn toàn.

4. Ngủ dậy đau cổ khi nào nên khám bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, đau cổ khi ngủ dậy thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc thăm khám sớm giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Theo đó bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Đau cổ kéo dài hơn một tuần không giảm.
  • Đau cổ dữ dội, không thể chịu đựng được.
  • Đau cổ lan xuống vai, cánh tay hoặc gây tê bì, yếu cơ tay.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

đau cổ khi ngủ dậy nên đi khám sớm

Bạn nên gặp bác sĩ nếu cơn đau nhức không thuyên giảm, có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Khám xương khớp ở đâu? 10 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM

Khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại TP.HCM đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm để có thể tầm soát và điều trị bệnh hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, bài viết này sẽ giúp bạn tổng…

Nhìn chung ngủ dậy bị đau cổ có thể đến từ tư thế nằm sai hay các chấn thương, bệnh lý xương khớp ở vùng cổ. Bạn có thể thử áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà, nếu không thấy cải thiện thì tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị thích hợp nhé.