Mọi điều cần biết về chứng bệnh thần kinh ngoại biên
Tác giả: huong
Bệnh thần kinh ngoại biên là triệu chứng bệnh tác động đến hệ thống thần kinh ngoại vi của con người. Triệu chứng bệnh xuất hiện do người bệnh có tiền sử mắc các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, nhiễm độc chí, suy giáp, suy thận… ucnxg như do các thói quen sử dụng rượu, bia thường xuyên. Tùy theo tình trạng bệnh, mà gây ra những tác động khác nhau đến đời sống của người bệnh.
1. Hệ thống thần kinh ngoại vi là gì?
Hệ thống thần kinh ngoại vi là một phần thuộc hệ thần kinh của con người, bao gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh nằm bên ngoài não bộ và tủy sống. Chức năng của hệ thần kinh ngoại vi là liên kết với hệ thần kinh trung ương, điều khiến hoạt động của các chi và các cơ quan.
Khác với hệ thống thần kinh trung ương được bao bọc bởi hộp sọ, hệ thống thần kinh ngoại vi rất dễ tác động bởi độc tố và tổn thương cơ học. Một trong những chứng bệnh do hệ thống thần kinh ngoại vi bị tác động làm tổn thương đó bệnh thần kinh ngoại biên.
2. Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh lý tác động làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi. Từ đó tác động đến hệ thống các tế bào thần kinh vận động và cảm giác, rễ thần kinh, đám rối thần kinh và dây thần kinh ngoại vi. Là một chứng bệnh gây tổn thương thần kinh, bệnh gây nên những triệu chứng ngứa, rát vùng da và các biểu hiện, chia thành 100 loại bệnh thần kinh ngoại biên khác nhau.
3. Nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên, trong đó những tác nhân khuyết tật bẩm sinh mã di truyền, được gọi chung là Charcot-Marie-Tooth (CMT) được xem là nguyên nhân tiền đề khiến con người mắc bệnh.
Bên cạnh đó, những lý do tác động sau cũng khiến gây bệnh thần kinh ngoại biên cao hơn:
– Chấn thương khu vực đặc biệt và làm chèn ép lên dây thần kinh.
– Do người bệnh mắc các chứng viêm bao lupus, hội chứng Sjogren, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, sarcoidose và đa xơ cứng.
– Chuyển hóa từ các chứng bệnh mãn tính như tiểu đường, suy dinh dưỡng, porphyria, thiếu vitamin B.
– Do nhiễm các loại virus HIV/AIDS, herpes, thủy đậu, lyme, phong và giang mai.
– Ảnh hưởng của ung thư dây thần kinh hiếm gặp.
4. Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên
Những triệu chứng biểu hiện của căn bệnh thần kinh ngoại biên thường rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh, sợi thần kinh bị ảnh hưởng mà gây ra những biểu hiện rõ rệt. Cụ thể:
– Thấy ngứa, rát vùng cánh tay và chân. Cảm giác đau từ ngón chân đến toàn bộ bàn chân và cẳng chân.
– Mất cảm giác ở chân, cánh tay. Tình trạng tê kéo dài gây khó khăn khi cử động, làm mất thăng bằng và khó đi lại.
– Tổn thương dây thần kinh tác động đến cơ bắp của người bệnh, gây yếu cơ và đau cơ kéo dài. Việc cử động cũng gây ra những cảm giác đau đớn, hay chuột rút, co cứng và lâu dần cơ bắp sẽ teo lại.
– Gặp rắc rối về tiêu hóa, cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, nôn mửa.
– Tác động tổn thương dây thần kinh tâm, gây choáng váng, ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực thành từng cơn, xuất hiện những cơn đau tim đột ngột.
– Gặp nhiều rắc rối và khó khăn trong sinh hoạt tình dục.
– Có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây rò rỉ nước tiểu, mất cảm giác buồn tiểu.
– Những rối loạn khi kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
5. Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Việc chuẩn đoán sẽ thông qua các phương pháp xét nghiệm máu, đo tín hiệu điện cơ trong dây thần kinh ngoại biên, sinh khiết dây thần kinh, chụp CT, MRI để tìm thoát vị đĩa đệm.
Để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh nhân sẽ được:
- Kiểm soát lượng đường huyết tốt để làm giảm nguy cơ gây bệnh do đái tháo đường.
- Bổ sung các loại vitamin A, đối với những trường hợp về tim cần kết hợp sử dụng các loại thuốc về tim.
- Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích để ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh.
Bệnh thần kinh ngoại biên là một chứng bệnh hiếm gặp với những biểu hiện bệnh khác nhau rất khó nắm bắt. Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện không ổn định cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp.
Theo khoe.online tổng hợp