Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh phình động mạch chủ

Tác giả: huong

Chứng phình động mạch chủ có thể phát triển ở bất cứ nơi nào dọc theo động mạch chủ của cơ thể, nhưng thông thường thì chứng phình động mạch này xuất hiện ở vùng động mạch chủ bụng.

1. Phình động mạch chủ là gì?

phình động mạch
Phình động mạch là gì?

Động mạch chủ là động mạch lớn, có tác dụng dẫn máu đi toàn bộ cơ thể. Phình động mạch chủ là khu vực động mạch bị phù ra, trương lên, động mạch chủ chạy từ tim qua vùng ngực và bụng.

Bởi vì chức năng chính của động mạch chủ là dẫn truyền máu đi khắp cơ thể mà lại bị trương phù như vậy sẽ đe dọa đến tính mạng.

2. Nguyên nhân phình động mạch chủ là gì?

phình động mạch
Nguyên nhân của phình động mạch chủ

Thông thường phình động mạch chủ xuất hiện ở bụng và ngực, vậy nguyên nhân chính dẫn đến phình động mạch chủ là gì?

Phình động mạch chủ bụng

Hiện nay, theo con số điều tra thì có đến 75% ca bị phình động mạch xuất hiện ở vùng bụng. Dưới đây là một số nguyên nhân đẫn đến phình động mạch chủ bụng:

Hút thuốc lá, hút thuốc lá là một thói quen mà rất nhiều đàn ông mắc phải. Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến động mạch, có thể làm xơ vữa động mạch.

Tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến phình động mạch chủ.

Nhiễm trùng động mạch chủ cũng có thể làm cho động mạch chủ bị phình to, nhưng trường hợp này rất hiếm thấy.

Bệnh tim mạch và những nguyên nhân gây bệnh có thể bạn chưa biết

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải khá cao, thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường. Nhận biết sớm những nguyên nhân gây bệnh và áp dụng giải pháp điều trị phù…

Phình động mạch chủ ngực

25% còn lại là những ca phình động mạch chủ vùng ngực. Nguyên nhân của chứng phình động mạch chủ ngực là do:

Hội chứng Marfan là tập hợp những người có thể có điểm yếu trong động mạch chủ, dễ bị phình to.

Những bệnh nhân mắc hội chứng Marfan thường có thể chất khác biệt hơn một chút so với những người bình thường: tầm vóc cao lớn, chân tay dài, xương ức bị biến dạng và mắt có vấn đề.

Chấn thương động mạch chủ: Những chấn thương như một vết cắt vào thành động mạch cũng là nguyên nhân dẫn đến phình động mạch chủ ở ngực.

Chấn thương, những chấn thương té xe, ngã, va đạp, bị đánh… làm cho động mạch bị tổn thương và rất dễ bị phình to.

3. Những dấu hiệu của phình to động mạch chủ

Khi động mạch chủ bị phình to sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Phình to động mạch chủ ngực

Nặng ngực, đau ngực và đau lưng

Khó nuốt

Khó thở

Ho ra máu

Khàn tiếng kéo dài

  • Phình to động mạch chủ bụng

Đau bụng tức âm ỉ

Có thể sờ được khối gì đó ở bụng bất thường theo từng nhịp đập của tim.

Nếu như khi thấy người bệnh có những dấu hiệu như ở trên đây thì hãy nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.

Một số bệnh tim mạch thường gặp hiện nay

Theo thống kê, ước tính trung bình có đến 17 triệu người mắc bệnh tim mạch hàng năm. Bệnh tim mạch thực sự trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng phát triển âm thầm qua nhiều năm ít ai nhận biết. Đến khi tạo thành cơn đau có thể…

4. Phình động mạch chủ có nguy hiểm hay không?

phình động mạch
Các phương pháp ngăn ngừa khối phình bị vỡ

Khi khối phình bị vỡ rất nguy hiểm và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào vì mất máu cấp. Nguyên nhân bị vỡ khối phình là do những chấn thương hoặc do huyết áp tăng cao không kiểm soát được.

Những dấu hiệu cho biết khối phình bị vỡ bao gồm:

– Những cơn đau ngực dữ dội và cơn đau lan nhanh là dấu hiệu của khối phình động mạch ngực, nếu như những cơn đau bụng kéo dài thì đó là nguyên nhân của vỡ phình động mạch chủ bụng.

– Khó thở

Tuột huyết áp

– Ngất

Vậy làm sao có thể ngăn ngừa khối phình bị vỡ? Các bạn có thể tham khảo một số phương thức dưới đây:

– Bệnh nhân được mổ để lắp mạch máu nhân tạo thay cho đoạn động mạch bị phình. Đây là ca phẫu thuật phức tạp, có liên quan mật thiết với những cơ quan khác cho nên sau khi phẫu thuật thời gian phục hồi sẽ kéo dài.

– Đặt giá đỡ trong động mạch chủ, không cần mổ ngực hay bụng, mà chỉ cần một đường mổ nhỏ ở đùi, sau đó đưa dụng cụ vào lòng mạch máu rồi đưa lên vị trí của khối phình.

– Cả hai phương pháp này có thể mang lại kết quả tốt, nhưng các bạn nên tham khảo bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất.

Theo Khoe.online tổng hợp