Những lưu ý trước sau và sau khi tiêm cho trẻ

Tác giả: Bui Ngan

Trẻ em là đối tượng được cả xã hội quan tâm chăm sóc về sức khỏe, vì đây là thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, trẻ em cũng là rất dễ bị nhiễm bệnh vì sức đề kháng yếu và chưa thể tự bảo vệ mình. Và, tiêm vắc xin cho trẻ là điều các bậc phụ huynh cần chú trọng để tăng cường sức đề kháng, phòng chống nguy cơ mắc bệnh. Vậy những điểu cần lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ là gì? 

Có những điều quan trọng cần lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ

Lưu ý trước khi tiêm phòng cho trẻ

Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ các tình huống sau đây:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
  • Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho trẻ.
  • Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ:

  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.

Tạm hoãn trong tiêm chủng:

  • Đo nhiệt độ tại nách, thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

Theo dõi sau tiêm chủng tại nơi tiêm

  • Sau tiêm chủng cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra
  • Nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng
  • Nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho khách hàng ra về.

Lưu ý sau tiêm phòng cho trẻ khi về nhà

Cần tiếp tục theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm… Gia đình cần chú ý:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; không cho ăn nằm
  • Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
  • Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ bị sốt thì bố mẹ cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
  • Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
  • Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm.

Tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:

  • Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú
  • Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ
  • Sốt trên 3 ngày
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và có quầng đỏ kích thước > 2cm.

Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm

  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm
  • Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên > 2cm, cứng, nóng cần đưa trẻ đi KHÁM LẠI NGAY.

Cách xử trí các trường hợp có phản ứng sốt

  • Sốt < 38,5 độ C: Chườm trán, nách , bẹn trẻ bằng nước ấm hoặc dùng miếng hạ sốt dán trán. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ thường xuyên hơn.Ăn mặc thoáng mát, không ủ ấm trẻ. Theo dõi nhiệt độ 3 giờ /1 lần
  • Sốt > 38,5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.

Địa chỉ tiêm vắc xin uy tín cho trẻ

Đưa trẻ đi tiêm vacxin đầy đủ là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh trước cảnh chen nhau, chờ đợi quá lâu tại các cơ sở y tế địa phương hoặc bệnh viện. Tình trạng quá tải tại các Trung tâm tiêm phòng khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại, không đưa con em đi tiêm trở lại theo đúng lịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.

Tại TPHCM, nhiều cha mẹ có con nhỏ đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm phòng cho trẻ. Bởi dịch vụ tiêm ngừa ở CarePlus có nhiều ưu điểm nổi bật:

– Khám tư vấn trước khi tiêm: Trước khi tiếp nhận phiếu đăng ký tiêm phòng, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo điều kiện sức khỏe bình thường. Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích rõ ràng, như bé cần tiêm mũi gì, công dụng của vacxin, bao giờ tiêm nhắc lại…Qua đó, cha mẹ cập nhật thêm thông tin và kiến thức tiêm ngừa cho trẻ.

– Tiêm ngừa: CarePlus Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và thiếu niên, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt, các mũi tiêm cho trẻ được thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Y Tế.

– Theo dõi sau tiêm ngừa: Tại Care Plus có trang bị sân chơi an toàn để trẻ vui chơi trong thời gian 30 phút sau tiêm. Khu theo dõi sau tiêm sạch sẽ, vô trùng.

Cha mẹ hoàn toàn an tâm khi tiêm phòng cho trẻ tại CarePlus

Với mục đích mong muốn tất cả gia đình đều có thể an tâm đưa trẻ đi tiêm vacxin, CarePlus luôn nỗ lực hết mình xây dựng dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ an toàn, thoải mái và nhanh chóng.