Răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: huong

Răng ố vàng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khi cười cũng như giao tiếp hằng ngày. Tình trạng này khiến không ít người cảm thấy lo lắng, nhất là những người có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên. Vậy răng ố vàng là bệnh gì và làm sao giúp răng trắng sáng hơn?

Nguyên nhân gây vàng răng?

Tình trạng răng xỉn màu, ố vàng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ răng miệng dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân gây vàng răng là do:

Dấu hiệu của một số bệnh lý:

  • Bệnh thiếu máu do hồng huyết cầu lưỡi liềm.
  • Các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu…cũng là nguyên nhân khiến men răng bị hao mòn, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Trẻ bị ốm, sốt dài ngày ảnh hưởng đến quá trình Canxi hoá răng, gây xỉn màu răng.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đái tháo đường, hô hấp
Răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng ố vàng là bệnh gì?

Các loại thực phẩm làm răng xuống màu:

  • Rượu: 2 hợp chất Chromogens và Tannin có trong rượu là nguyên nhân chính gây ố răng.
  • Trà: Trà có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ nhưng uống trà thường xuyên có thể gây vàng răng vì trong trà có hợp chất Tannin.
Răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Uống trà mỗi ngày sẽ khiến hàm răng vàng màu
  • Cà phê: Cà phê đen là loại đồ uống làm xỉn màu hàm răng sau một thời gian thường xuyên sử dụng.
  • Nước ngọt: Ngoài lượng đường cao gây hình thành các mảng bám, gây sâu răng, nước ngọt còn chứa Phosphoric, Axit Citric và chất tạo màu có chứa Amminoa làm mòn men răng, khiến răng nhạy cảm và xỉn màu.
  • Bánh, kẹo, caramel…: Chất đường trong các loại bánh kẹo bám dính trên răng rất khó để hoà tan, lâu ngày gây tổn thương men răng và đổi màu ở răng.

Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng:

  • Chải răng không đúng cách: Chỉ chải răng 1 lần/ngày không làm sạch thức ăn và các mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, khiến răng bị vàng màu. Ngoài ra, thói quen chải răng theo chiều ngang làm mòn men răng, khiến răng dễ bị xỉn màu hơn trong quá trình ăn uống.
  • Chải răng quá nhanh: Nhiều người chải răng chỉ trong 30 giây đến 1 phút, không đủ thời gian để loại bỏ các mảng bám gây vàng răng và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
  • Sử dụng nhiều chất Fluoride: Fluoride có tác dụng giúp răng chắc khoẻ, tuy nhiên hấp thụ quá nhiều Fluoride trong nước hoặc kem đánh răng hằng ngày có thể khiến răng ố vàng.

Một số nguyên nhân khác:

  • Tuổi tác: Khi tuổi cao, răng sẽ bị lão hoá, men răng mòn dần đi và ngả màu.
  • Yếu tố bẩm sinh và di truyền: Ở 1 số người, màu răng đã ngà vàng ngay từ khi sinh ra. Ngoài ra, cấu tạo men răng không đủ dày nên không thể che đi lớp ngà răng, khiến răng trông hơi vàng từ nhỏ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline hoặc Doxycycline có thể khiến răng bị vàng màu. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh như Histamine, Albuterol, thuốc huyết áp và nước súc miệng có chứa Minocycline cũng là một trong những dược phẩm khiến răng bị vàng màu nếu sử dụng thời gian dài.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên không những có hại cho sức khoẻ mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, xỉn màu răng…
Răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến răng và nướu dễ mắc bệnh

Cách khắc phục tình trạng răng ố vàng

Để khắc phục tình trạng răng ố vàng, xỉn màu, bạn nên:

  • Chăm sóc răng đúng cách, chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, chải răng xoay tròn theo chiều dọc răng.
  • Chọn bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn lớp men răng.
Răng ố vàng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chải răng thường xuyên là cách khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả nhất
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng lượng Fluoride vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm gây xỉn màu răng, nếu uống nên dùng ống hút để tránh các loại thực phẩm này tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt răng. Súc miệng bằng nước sạch hoặc chải lại răng sau khi dùng.
  • Dùng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ, đến gặp Bác sĩ ngay khi xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Sử dụng các thực phẩm có khả năng làm trắng răng như dâu tây, vỏ chuối, chanh…; uống nhiều nước cam, ăn các loại đậu, hạt, súp lơ…để giúp răng trắng sáng tự nhiên.
  • Uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Khám răng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần.

Trên đây là những giải đáp răng ố vàng là bệnh gì mà bạn có thể tham khảo. Khi bề mặt răng xuất hiện các mảng bám xỉn màu, ngoài việc giữ gìn kỹ vệ sinh răng miệng, bạn cũng nên chủ động đến các phòng khám nha khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và kịp thời điều trị.