Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt

Tác giả: huong

Bệnh tâm thần phân liệt là một chứng bệnh nặng nhưng có thể điều trị được. Nếu như người bệnh không nghiêm túc chữa trị sẽ dễ dẫn đến những hiện tượng nguy hiểm như ảo tưởng, ảo giác, nặng hơn là dẫn đến rối loạn hành vi.

1. Tâm thần phân liệt là gì?

Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh nặng, phát triển từ từ và có thể chuyển sang mạn tính và rất hay tái phát. Các triệu chứng thường gặp như nghe thấy tiếng người nói, tiếng nhạc không có thật ở xung quanh. Người bị tâm thần phân liệt thiếu suy nghĩ, vô cảm, không có động lực sống và thường suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực, trí nhớ giảm sút đáng kể.

2. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt là gì?

  • Rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi được biểu hiện bởi những động thái như: kích động vô cớ, đập phá, la hét, giữ nguyên động thái, không quậy cựa, không muốn ăn uống…

  • Có ảo giác

Người bệnh luôn luôn xuất hiện cảm giác như có tiếng ai đó bàn tán, hò hét, nói xấu mình. Nhưng những âm thanh đó chỉ là những âm thanh giả, không có thật, làm cho người bệnh cảm thấy bị luẩn quẩn, ảo tưởng nên lúc nào cũng có cảm giác cảnh giác, lo lắng.

tâm thần phân liệt
Người bị bệnh tâm thần phân liệt luôn luôn bị vướng vào những ảo giác không có thật

Ngoài ra người bệnh có thể nhìn thấy, ngửi thấy… những thứ mà người khác không nhìn thấy được, đó được gọi là những rối loạn khứu giác, thị giác. Không những thế người bệnh có những ảo giác như nghi ngờ, ghen tuông.

  • Bị mắc chứng hoang tưởng

Hoang tưởng là những phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế nhưng người bệnh một mực cho là đúng và không cần biết người bên cạnh giải thích như thế nào.

Những người bị tâm thần phân liệt luôn luôn cho rằng người xung quanh mình luôn có một thế lực siêu nhiên hay một cá nhân nào đó đang muốn gây hấn, xâm hại, đầu độc mình.

  • Có những dấu hiệu âm tính

Người bị tâm thần phân liệt luôn luôn sợ sệt trước đám đông và ngại tiếp xúc với người lạ. Muốn một mình, đi lang thang, luôn luôn lo sợ, giận dữ vô căn cứ, có sự cách biệt đối với xã hội.

Khả năng diễn đạt ngôn ngữ không được lưu loát, cảm giác như bị thiếu vốn từ vựng, ăn nói vụng về, làm cho người khác khó hiểu.

Người bệnh lúc nào cũng lười nhát, không muốn lao động, không còn hứng thú làm việc, học tập. Kết quả công việc và học hành cũng bị giảm sút nhiều.

3. Phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt nguyên nhân chính xuất phát từ tâm lý bất ổn định cho nên phương pháp điều trị chính vẫn là điều trị tâm lý, tuy nhiên cũng cần phải kết hợp với phương pháp điều trị thuốc với sự can thiệp của bác sĩ.

  • Phương pháp điều trị tâm lý

Phải có thái độ thông cảm với người bệnh hơn chê trách. Cần có thái độ quan tâm đặc biệt, thương yêu, chăm sóc, tạo cảm giác gần gũi.

Đôi khi chính những thái độ kì thị là nguyên nhân làm cho người bệnh càng thêm nặng hơn. Vì vậy muốn bệnh tình thuyên giảm thì cần đến sự giúp sức của những người xung quanh, tránh những áp lực tâm lý và chấn thương tinh thần.

  • Dùng thuốc theo điều trị của bác sĩ

Đối với những bệnh nhân nặng, lên cơn hoang tưởng kèm theo những hành vi không thể kiểm soát được thì phải cho người bệnh uống thuốc cắt cơn để khống chế người bệnh ngay lập tức, sau đó đưa đến bệnh viện.

Đối với người bệnh tâm thần phân liệt phải được điều trị đúng cách, đúng thuốc, đúng phương pháp. Bởi vì thuốc đặc trị bệnh tâm thần phân liệt này rất nặng và rất dễ bị tác dụng phụ, cho nên trong quá trình sự dụng phải hết sức cẩn thận. Có những trường hợp sau khi uống thuốc đã bị hôn mê sâu, sốt,…

tâm thần phân liệt
Người bị tâm thần phân liệt cần được những người xung quanh giúp đỡ

Chính vì vậy mà người nhà người bệnh cần phải tuân theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh bớt.

Theo Khoe.online tổng hợp