Bị giời leo bôi thuốc gì? Cách phòng ngừa bệnh giời leo hiệu quả
Tác giả: uyennguyen
Điều trị giời leo không quá khó nhưng bạn phải chữa trị nhanh chóng từ khi mới xuất hiện các triệu chứng. Ngoại các phương pháp điều trị dân gian, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm, làm dịu mát vết tổn thương, giảm đau đớn. Vậy bị giời leo bôi thuốc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh giời leo là gì?
Chắc hẳn bạn không quá xa lạ với bệnh giời leo rồi nhỉ. Đây là một bệnh khá phổ biến, thường mắc phải vào mùa gặt, thời tiết ẩm thấp hay mùa sinh sản của côn trùng. Các triệu chứng của bệnh giời leo khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu, bứt rứt, sưng đỏ, đau…Bệnh có thể xuất hiện tại mọi bộ phận trên cơ thể nhưng dễ gặp nhất là ở mặt, cổ, lưng, vai, bụng.
- Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
- Triệu chứng bệnh giời leo là gì, Biến chứng nguy hiểm và cách chữa trị
- Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Tác nhân gây ra bệnh giời leo chính là acid photpho hữu cơ từ côn trùng bọ giời. Bọ giời là một loại động vật thuộc lớp Chân môi. Hình dạng giống con rết nhưng khác biệt là có kích thước nhỏ hơn, chân cao hơn nên chúng thường di chuyển rất nhanh.
Con giời leo sống chủ yếu ở nơi ẩm thấp, góc tối, thường hoạt động vào ban đêm nên chúng ta rất khó phát hiện. Do có chứa acid photpho nên đêm tối nó thường phát quang màu xanh lục. Khi tiếp xúc với da, bọ giời để lại chất nhày gây bỏng da. Nếu vô tình bạn đè nát nó thì mức độ tổn thương trên da sẽ nghiêm trọng hơn , không còn là những đường vệt dài mà là một vùng da lớn.
Không chỉ sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng viêm, kháng virus, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Có những loại thực phẩm bệnh nhân không nên ăn để tránh những ảnh hưởng xấu. Vậy bệnh giời leo…
Bị giời leo bôi thuốc gì?
Khi xuất hiện các triệu chứng viêm da do độc tố acid photpho có trong côn trùng, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà. Cũng có một số trường hợp tùy tiện mua thuốc về bôi. Điều trị đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh chóng khỏi, tránh những ảnh hưởng, biến chứng tới sức khỏe.
Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9%. Nước muối giúp loại bỏ các độc tố từ côn trùng cũng như sát khuẩn. Nhiều người có thói quen sai lầm cứ nghĩ dùng xà phòng rửa sẽ làm sạch hơn. Nhưng thật ra chính điều này sẽ làm tăng kích ứng da.
Tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào vệt da tổn thương để làm dịu mát da. Thuốc mỡ sẽ làm tăng sự bám bụi, bịt kín lỗ chân lông, khiến vùng da bệnh dễ phù nề và lây lan hơn. Nên bôi bằng hồ nước hoặc thuốc màu, tốt nhất là thuốc màu xanh.
Vì rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường, do đó người bệnh không nên sờ tay vào chổ sưng, da bị giời leo rồi sờ vào vùng da khác. Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, khăn hoặc sờ vào người khác.
Theo dân gian, khi bị viêm da hay các bệnh về da thì phải kiêng nước. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được tắm sạch sẽ, vệ sinh kỹ lưỡng bởi nếu không tắm, chất tiết côn trùng vẫn còn trên da sẽ gây nguy hiểm.
Lúc bệnh, hệ thống miễn dịch thường suy giảm nên cần phải giữ ấm hoặc sử dụng nước nóng khi tắm là tốt nhất. Ngoài ra, cũng không nên đi ra ngoài quá nhiều để tránh gặp gió, bụi bẩn. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có điều kiện chống lại vi khuẩn.
Điều trị đúng cách,tầm khoảng 3 – 7 ngày là bạn đã hoàn toàn đánh bay bệnh giời leo đáng ghét. Bạn cũng nên sử dụng kết hợp một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình chữa trị. Vậy bị giời leo bôi thuốc gì?
- Đầu tiên bạn cần các loại thuốc, dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch jarish bôi, Dalibour, xanh methylen, Castelani. Ngày sử dụng 2 – 3 lần.
- Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như: Samicason, Begendrem,…
- Vết thương ít có dịch mũ có thể sử dụng hô nước hoặc hồ tetraprenisolon.
- Bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như: Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort cho vùng da tổn thương khô.
- Tổn thương có mũ trắng, bạn phải uống thêm Amoxicilin hoặc Erythromycin. Một đợt dùng kháng sinh sẽ từ 5 – 7 ngày.
- Thuốc kháng histamin như Cetrizin, Loratadin, Phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5 – 10 ngày.
- Thuốc giảm đau có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh
Tốt nhất chúng tôi khuyên bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều lượng.
Cách phòng chống bệnh giời leo hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo sau đây:
- Không nên bật đèn sáng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Mùa gặt côn trùng thường mất môi trường sinh sống nên có xu hướng bay vào nhà. Đèn sáng rất dễ thu hút chúng.
- Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Còn không nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là các nơi ẩm thấp, giời leo dễ trú ngụ
- Khi ngủ nên kiểm tra kĩ mềm gối, mắc mềm để tránh côn trùng bò qua người cũng như nên ngủ trên giường cao.
- Khi bị giời leo, người bệnh không nên sờ tay vào vùng da bị bệnh rồi chạm vào các vùng da khác. Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Nên chọn các loại quần áo thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
- Cảm thấy có dấu hiệu nóng rát, đau hoặc nổi vệt đỏ ở vùng da nào thì nên dùng dung dịch nước muối rửa sạch để chống viêm sau đó nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Hi vọng những thông tin do khoe.online tổng hợp sẽ giúp bạn định hướng được bị giời leo bôi thuốc gì. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có những liều lượng, cách sử dụng khác nhau, vậy nên tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp vào vết phù nề có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo sau này.
Theo Khoe.online tổng hợp