Cách trị giời leo bằng mẹo dân gian nhanh nhất không bị sẹo
Tác giả: uyennguyen
Bên cạnh những giải pháp trị giời leo bằng thuốc chuyên dụng theo như hướng dẫn của bác sĩ, ta cũng có thể áp dụng một số mẹo trị giời leo dân gian, với các nguyên liệu thường gặp. Những giải pháp này đều rất an toàn và không gây hại cho da, nâng cao hiệu quả phục hồi nhanh chóng.
- Tìm hiểu bệnh giời leo kiêng ăn gì?
- Bị giời leo bôi thuốc gì? Cách phòng ngừa bệnh giời leo hiệu quả
- Giải đáp bệnh giời leo có lây không?
Mẹo dân gian chữa giời leo tại nhà
Có rất nhiều loại nguyên liệu mang công dụng chữa giời leo mà ta không hề hay biết. Áp dụng ngay khi có những biểu hiện giời leo ban đầu để làn da được phục hồi hiệu quả hơn:
Sử dụng đậu xanh và lá khổ qua
Đậu xanh và lá khổ qua có tính hàn, mát nên sẽ làm dịu mát da, giảm bớt độ ngứa, rát của vết phồng rộp khi bị giời leo. Bạn chỉ cần lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Tầm 5 -7 ngày vết thương sẽ khô lại, xẹp dần, giảm bớt ngứa và đóng vảy.
Mủ trong trái sung non hoặc lá sung
Ít ai biết mủ trong trong trái sung non hay vỏ cây sung có thể chữa được bệnh giời leo. Chọn sung quả non, cắt đôi để lấy mủ trong quả rồi bôi trực tiếp lên vùng da đang bị giời leo. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, từ 2 – 3 ngày sau các vết phồng rộp sẽ bớt rát, khô lại, có hiện tượng đóng vảy.
Ngoài ra ta cũng có thể lấy lá sung non, giã nát (có thê trộn thêm một ít dấm ăn )rồi đắp lên những mảng da bị giời leo.
Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua cũng là loại quả an toàn mà ông cha ta hay áp dụng để chữa bệnh giời leo. Dùng một quả mướp đắng, xay nhuyễn và đắp lên vùng da bị giời leo. Khoảng 3 ngày sau triệu chứng sẽ giảm thiểu rõ rệt.
Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực cũng là loại cây thuốc lành tính rất hiệu quả trong việc điều trị các loại bệnh ngoài da, cầm máu vết thương… trong các phương thuốc dân gian. Đặc biệt cỏ nhọ nồi cũng có hiệu quả trong việc chữa giời leo rất tốt. Loại cỏ này thường mọc dại bên các bụi cây ven đường hoặc tự trồng tại nhà đều được.
Cách làm rất đơn giản chỉ cần rửa sạch cỏ nhọ nồi, giã nát, lấy tăm bông chấm nước cốt của cỏ rồi bôi lên vết thương. Thực hiện mỗi ngày 3-4 lần để thấy hiệu quả.
Rau sam
Rau sam cũng là loại thực vật có tác dụng chữa giời leo hiệu quả mà ta có thể thử tại nhà. Cách làm tương tự như cỏ nhọ nồi, rửa sạch rau, mang giã nát rồi bôi lên vết giời leo.
Ngoài ra ra cũng có thể lấy rau sam mang đi sắc uống với nước. Bài thuốc gồm: 30g rau sam, 30g ý dĩ nhân. Uống mỗi ngày một lần.
Lá trúc đào
Dùng lá trúc đào, đốt thành than rồi nghiền nhuyễn. Sau đó trộn chung với dầu dừa. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bệnh ngày 2 lần là khỏi.
Những loại lá, rau thường gặp như rau dừa nước, lá cây xấu hổ… cũng có tác dụng chữa giời leo thể nhẹ bằng cách giã nước và đắp trực tiếp lên.
Giời leo là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu. Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân,…
Lưu ý khi chữa trị giời leo bằng mẹo dân gian
– Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng bệnh giời leo. Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Vì mỗi tình trạng bệnh sẽ có giải pháp sử dụng thuốc phù hợp.
– Những mẹo dân gian kể trên chỉ phù hợp cho những triệu chứng giời leo thể nhẹ, không nên áp dụng khi các biểu hiện chuyển nặng.
– Nên kiêng dùng xà phòng tại những vị trí bị giời leo, chỉ dùng nước muối để khử trung vết thương, hạn chế khả năng bị viêm nhiễm do tổn thương sâu vào da.
– Lưu ý chế độ dinh dưỡng, kiêng cữ một số thực phẩm có khả năng để sẹo như trứng, thịt bò, rau muống, hải sản…
– Bổ sung vitamin từ trái cây và rau củ để tăng khả năng hồi phục cho da.
– Tìm gặp bác sĩ nếu những giải pháp dân gian không làm thuyên giảm triệu chứng.
Phòng ngừa bệnh giời leo
Để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các mầm móng gây nên bệnh giời leo. Bạn nên:
– Tắt đèn khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Ánh đèn rất dễ thu hút côn trùng bay vào nhà. Nhất là trong mùa gặt hái, chúng thường mất môi trường sinh sống.
– Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Còn không nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chú ý các ngóc ngách, ẩm ướt – nơi mà bọ giời ẩn nấu.
– Kiểm tra mền gối, mắc lưới chắn côn trùng trước khi ngủ để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
– Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy bạn không nên sờ vào vùng da bệnh rồi sờ các vùng da khác.
– Chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
– Dùng dung dịch muối loãng để rửa sạch da khi có các biểu hiện bất thường như vệt đỏ, ngứa, khó chịu.
Trên đây là những cách trị giời leo hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các liệu pháp dân gian để làm dịu mát da, loại bỏ acid photpho. Nhưng cũng không nên chủ quan vì bệnh giời leo rất dễ nhầm lẫn với zona thần kinh. Do đó, vẫn nên thăm khám và nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Theo Khoe.online tổng hợp