Nhận biết cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
Tác giả: huong
Sốt sau khi tiêm phòng là một trong những phản ứng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Hiện tượng sốt ở trẻ không quá đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy vậy các mẹ cũng cần cập nhật những giải pháp hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Những điều nên làm trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng
Một số loại vắc-xin có các thành phần đặc biệt, có thể dẫn đến một số phản ứng phụ khi đưa vào cơ thể, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nên lưu ý một số điều sau trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng:
– Đảm bảo tư vấn ý kiến bác sĩ thời điểm phù hợp nhất để tiêm phòng cho trẻ, tránh tình trạng tiêm phòng khi chưa đủ tuổi.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt nhất trước khi tiêm. Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì người mẹ nên tăng cường dinh dưỡng cho mình, để bổ sung dưỡng chất cần thiết vào nguồn sữa.
– Trẻ còn đang bú mẹ, trước khi đi tiêm 1 ngày mẹ nên ăn sống rau tía tô để trẻ hấp thu chất chống kích ứng để cơ thể hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm.
– Nếu trẻ từng có tiền sử dị ứng mũi tiêm, thành phần bất kì trong thuốc tiêm thì cần báo ngay với bác sĩ để tìm loại vắc-xin phù hợp khác.
Hạ sốt hiệu quả cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng
Cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt và dễ dàng bị tác động bởi bất kì điều gì. Sau khi tiêm phòng, khả năng sốt là rất cao. Biểu hiện có khi là sốt nhẹ, tự giảm dần, một số trường hợp sốt cao sẽ tự thuyên giảm khi hỗ trợ điều trị và kèm theo các dấu hiệu sưng nhức, nóng chỗ tiêm, thậm chí phát ban, nổi mẩn đỏ nhẹ trên da trong vài ngày.
Để hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn, mẹ nên lưu ý thực hiện những điều sau:
– Đo nhiệt độ cơ thể trẻ để xác định trẻ đang sốt cao hay sốt nhẹ.
– Dùng khăn nhúng trong nước ấm và lau sạch người cho trẻ để giảm bớt lượng mồ hôi, giúp cơ thể thông thoáng hơn. Chú ý lau ở các vùng nách, bẹn, cổ, lưng, bụng, bàn chân, bàn tay.
– Cho trẻ mặc đồ mỏng nhẹ, thông thoáng, không vì sợ trẻ bị lạnh mà đắp quá nhiều lớp chăn, quần áo có thể khiến trẻ bị bí mồ hôi, nhiệt độ cơ thể càng tăng cao.
– Dùng miếng dán hạ sốt, để lạnh nhẹ và chườm lên trán cho trẻ.
– Có thể massage cơ thể trẻ với tinh dầu an toàn, phù hợp để làm ấm cơ thể, xoa dịu cảm giác mệt mỏi.
– Đảm bảo quần áo không bị ẩm ướt ở các vùng bụng, lưng có thể khiến trẻ bị viêm phổi.
– Trẻ có thể la khóc nhiều, kén ăn, không bú do vậy nên khuyến khích trẻ ăn, uống thêm sữa để tăng cường đủ dinh dưỡng.
– Mẹ nên ăn thêm nhiều món ăn bổ dưỡng nếu còn đang cho con bú để trẻ có thể hấp thu qua đường sữa mẹ.
– Không bật quạt khi trẻ bị sốt, có thể khiến trẻ sốc nhiệt, co giật, tử vong.
– Sau 2-3 giờ áp dụng các giải pháp hạ sốt nhưng nhiệt độ vẫn tăng cao, cần đưa trẻ đến tìm khám bác sĩ.
– Nếu được phép có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt như nhét đít, siro…. nhưng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo trình bày đầy đủ những loại vắc-xin đã tiêm trước khi sốt.
Lưu ý những giải pháp trên để hạ sốt cho trẻ khi tiêm phòng được hiệu quả hơn cũng như rút ra được kinh nghiệm chăm sóc cần thiết khi trẻ bị sốt.
Theo khoe.online tổng hợp