Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì
Tác giả: uyennguyen
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc vô cùng cần thiết để giúp trẻ phòng tránh bệnh lao ngay từ khi mới sinh ra cũng như những biến chứng nguy hiểm sau này. Dưới đây là một số những lưu ý bố mẹ cần biết khi dự định tiêm phòng lao cho bé nhà mình.
Tiêm phòng lao cho bé vào thời điểm nào tốt nhất
Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, thời điểm vàng để đưa trẻ đi tiêm vacxin ngừa lao là tháng đầu tiên sau khi sinh (trước 28 ngày tuổi) tốt nhất là vào tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3.
Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có bị sốt không
Bị sốt sau khi tiêm phòng hay dấu hiệu mưng mủ tại vết tiêm là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh vì không biết điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không, có phải bé đã bị nhiễm lao hay không và cách xử lý trường hợp này như thế nào. Tuy nhiên theo các bác sĩ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, hiện tượng sốt và mưng mủ tại vết tiêm chỉ là một phản ứng của cơ thể, hoàn toàn bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Dấu hiệu mưng mủ có thể kéo dài 3-4 tháng và thượng sẽ tự hết. Để giảm sưng đỏ mẹ có thể dùng dung dịch isoniazid 1% hoặc bột isoniazid rắc vào vùng da tiêm vacxin.
Những phản ứng thường gặp của trẻ sau khi tiêm phòng lao như:
– Sau khi tiêm phòng 1-2 ngày nốt tiêm sẽ tiêu đi
– Sau 3-4 tuần, tại vết kim tiêm sẽ nổi lên một cục nhỏ rồi to dần lên, vùng da tại chổ tiêm sưng đỏ và bóng
– Sau 6 tuần, một lỗ rò xuất hiện có dịch hay được gọi là mủ trong 2-3 tuần rồi làm vẩy
– Sang tuần thứ 9 – 10 vẩy tự bong ra, hình thành vòng tròn 5 – 6mm, xung quanh có quầng đỏ, dần thành sẹo lõm tồn tại cho tới khi trẻ lớn.
Biến chứng thường gặp sau khi tiêm vacxin lao cho trẻ là nổi hạch (hay còn gọi là viêm hạch lympho – viêm hạch mủ). Biểu hiện nổi hạch rất dễ phát hiện, vị trí tiêm thường ở vai trái hoặc ở hố trên đòn do đó nếu gặp phải biến chứng này nách trái của bé sẽ nổi cục hạch mềm, di động, sưng trong vài tháng sau khi tiêm rồi lành tự nhiên.
Một số điều cần lưu ý khi tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn, trước khi tiêm phòng bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé. Cần nói rõ với bác sĩ nếu trẻ đang sốt hay mắc phải các bệnh khác như nhiễm khuẩn cấp tính, viêm phổi, thương hàn, sởi… để quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không. Đối với những trẻ có bệnh mãn tính khả năng bị phản ứng phụ của vaxin nặng hơn so trẻ khỏe mạnh, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ đang điều trị về việc cho bé tiêm vacxin lao vào thời điểm nào cho phù hợp. Ngoài ra nếu bé thiếu cân, đang trong thời kỳ hổi sức, viêm da mủ, bệnh chàm ngoài da, thì cũng không nên tiêm vaxin phòng lao để tránh những biến chứng xấu.
Một số tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, đang sử dụng thuốc, truyền màu, globulin miễn dịch không được tiêm một số loại vaxin, trong đó có lao vì vậy các mẹ cần lưu ý trả lời cẩn thận các câu hỏi sàng lọc của bác sĩ.
Trước khi tiêm, không nên cho trẻ ăn, bú quá no cũng như không để trẻ đói vì có thẻ gây ra tình trạng hạ đường huyết ở bé. Khi tiêm phòng nên chọn quần áo thoáng mát, đơn giãn, tránh mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.
Sau khi tiêm bố mẹ nên cho bé ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường, dị ứng với thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Về nhà tiếp tục theo dõi bé trong vòng 2-4 ngày tiêm, nếu thấy có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, người tím tái, thở khó khè, bỏ bú, chổ tiêm sưng to, co giật thì đưa ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc và điều trị vì rất có thể bé đã bị sốc thuốc.
Còn trong trường hợp bé có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ có thể lau mát bằng nước ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể dùng đá chườm lạnh tại chổ tiêm sưng đau, đặc biệt nên cho trẻ uống nước nhiều hơn. Lưu ý không nên xát chanh hoặc đắp bất kỳ loại thuốc nào vào chổ tiêm vì rất có thể gây kích thích, nhiễm khuẩn khiến tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn.
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giúp bé tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não nhưng các mẹ nên lưu ý dù đã tiêm phòng những cũng không nên cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi tiêm có thể xảy ra những phản ứng tạm thời như sốt nhẹ hay nổi hạch nhưng thường không gây nguy hại cho trẻ và cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của vacxin. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần phải theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của bé trước và sau tiêm phòng để có biện pháp xử trí kịp thời.
Theo Khoe.online tổng hợp