Có nên cho trẻ uống sữa khi bị rối loạn tiêu hóa không?
Tác giả: admin
Sau 6 tháng đến 1 năm, các mẹ bỉm sẽ bắt đầu tập cho trẻ uống thêm sữa công thức. Một số trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa khi dùng thêm sữa ngoài khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Nếu bé nhà bạn đang bị gặp vấn đề về tiêu hóa và bạn không biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì thì đọc ngay bài viết này để tìm câu trả lời nhé.
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Để nhận biết trẻ có bị rối loạn tiêu hóa hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Chướng bụng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đầy hơi
Tuy nhiên, những biểu hiện này có thể biến mất sau khi bạn điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé. Nhưng một vài biểu hiện sẽ không mất đi và tiến triển nặng hơn nếu bạn không hiểu rõ về chúng:
- Bé nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày, dẫn đến mất nước. Tình trạng mất nước khiến da dẻ tái nhợt, môi khô và trẻ bị lả người, không có sức để hoạt động bình thường.
- Đau bụng, chướng bụng dữ dội kéo dài, không biến chuyển dù đã dùng thuốc hoặc đổi chế độ dinh dưỡng.
- Bé đi nặng nhiều lần trong ngày, phải rặn nhiều và khó đi, ra phân có máu.
- Bé hay trớ hoặc ói, dịch nôn có màu vàng hoặc xanh.
- Có dấu hiệu ợ chua, ợ hơi liên tục.
- Đau tức ngực do nôn ói liên tục.
2. Nên hay không nên để trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống sữa?
2.1. Trường hợp trẻ bị rối loạn sau khi đổi sữa mới
Thay đổi sữa mới nên dạ dày bé chưa kịp thích ứng gây ra rối loạn
Bạn đã tập cho trẻ sử dụng sữa công thức được một thời gian nhưng khi đổi sang dòng sữa mới thì tình trạng rối loạn xuất hiện. Chắc chắn nguyên nhân đến từ loại sữa mới đó.
Để xử lý tình trạng này, bạn nên dừng sử dụng dòng sữa đó ngay. Nếu trẻ vẫn còn dùng song song sữa mẹ và sữa công thức, bạn có thể tăng cường việc bú sữa mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là dòng sữa rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ, các thành phần dinh dưỡng được cân bằng và là công thức lý tưởng nhất cho hệ tiêu hóa chưa ổn định của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Nếu trẻ đã chuyển hẳn sang sữa công thức, bạn nên xem lại thành phần sữa mới hoặc nhờ bác sĩ tư vấn loại sữa khác hợp với hệ tiêu hóa của trẻ hơn.
2.2. Trường hợp trẻ bị rối loạn khi dùng thuốc
Tiêu hóa của trẻ gặp “trục trặc” khi sử dụng thuốc kê đơn
Đối với trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc, bạn cần đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ cách chăm sóc phù hợp cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc điều trị nào khi chưa được bác sĩ kê đơn.
2.3. Trường hợp trẻ bị rối loạn do chế độ ăn uống
Hệ tiêu hóa bị rối loạn khi chế độ dinh dưỡng không phù hợp với trẻ
Khi trẻ chuyển sang giai đoạn tập ăn dặm thì chế độ ăn uống của trẻ có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong một số thực phẩm chứa nhiều đường lactose như bánh mì, bánh quy, ngũ cốc, bánh nướng… đã bổ sung lượng đường lactose cần thiết cho trẻ. Vì vậy, nếu trong sữa có thêm thành phần này, cơ thể trẻ dễ bị dư thừa và khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng. Việc bạn nên làm lúc này là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng với nhau. Tránh sử dụng quá nhiều chất chứa đường lactose như sữa đặc, sữa tươi… trong khẩu phần ăn của trẻ.
2.4. Trường hợp trẻ bị rối loạn do không dung nạp đường lactose
Trẻ không có khả năng dung nạp đường lactose nên hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Trong sản phẩm sữa pha theo công thức, một vài loại sẽ có thành phần đường lactose. Đây là thành phần được chiết xuất trong sữa động vật, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường trí tuệ, làm mềm phân để tránh hiện tượng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể hấp thụ được đường lactose trong sữa. Đối với những trẻ không có khả năng hấp thụ đường thì việc đào thải sẽ mạnh mẽ hơn nhiều, dẫn đến tình trạng rối loạn kéo dài. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển ổn định của trẻ. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa trong trường hợp này có nên uống sữa không?
Câu trả lời là có thể. Bạn nên ưu tiên sử dụng các dòng sữa không chứa đường lactose để trẻ tập quen với sữa công thức trước. Sau đó, tăng dần lượng đường trong sữa để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần thay vì chuyển đổi bất ngờ từ sữa mẹ sang sữa chứa lactose. Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được kiểm tra và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về việc có nên tiếp tục dùng sữa cho trẻ hay không và để được tư vấn đổi sữa cho bé.
Tóm lại, để có được câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống sữa được không của đa số bậc làm cha mẹ thì cần phải xác định được tình trạng thực tế và nguyên nhân gây ra rối loạn ở trẻ. Việc lựa chọn sữa với thành phần dinh dưỡng phù hợp cùng với chế độ ăn uống hàng ngày là điều vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng như tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
3. Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
3.1. Thực phẩm nên ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên dùng những loại thực phẩm nào?
Để hỗ trợ sự hồi phục cho hệ tiêu hóa của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản trong một bữa ăn bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Chất đạm có trong trứng gà, ức gà, cá, thịt bò, các loại đậu. Tinh bột có trong trái cây, sữa chua, khoai tây, ngũ cốc. Chất béo có trong phô mai và bơ. Cuối cùng, vitamin có trong các loại rau củ quả và trái cây như rau cải bó xôi, cà chua, cam, măng tây…
- Lưu ý lựa chọn thực đơn thích hợp với độ tuổi. Ví dụ, với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, bạn ưu tiên chế biến những món nhẹ bụng, dễ nuốt như súp, cháo nhuyễn. Đối với bé từ 2 -3 tuổi thì có thể cho bé ăn cơm nát hoặc cháo.
- Toàn bộ thực phẩm phải được rửa kỹ càng, chế biến sạch sẽ và phải đảm bảo chín hoàn toàn.
- Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn phải được nấu chín nhừ để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa.
- Bổ sung vào thực đơn những chất dễ tiêu hóa như thịt xay nhuyễn, cháo nát… và cung cấp vitamin và chất khoáng từ các loại trái cây như chuối, đu đủ…
3.2. Thực phẩm không nên ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này khi đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa:
- Không nên cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ có hại và khó tiêu như: các loại viên thả lẩu, xúc xích, thịt/cá đóng hộp…
- Tránh cho bé ăn các loại thức ăn nhiều đường như bánh, kẹo, socola, nước ngọt…
4. Những câu hỏi thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
4.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì
Trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng đầu thì nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Vì vậy, nếu bạn chưa biết trẻ rối loạn tiêu hóa uống sữa được không thì câu trả lời là có. Bé vẫn nên tiếp tục bú sữa mẹ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bản thân mình trước để tránh ảnh hưởng tới nguồn sữa.
Đối với trẻ đã dùng thêm sữa ngoài, việc bé bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không thì nên được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và quyết định. Nguyên nhân rối loạn có thể đến từ thành phần sữa, vì vậy cần được tham khảo ý kiến của chuyên gia.
4.2. Tiêu chí chọn sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đảm bảo 5 tiêu chí chọn sữa để hạn chế việc rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Đối với trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, việc lựa chọn sữa cần đáp ứng các 5 tiêu chí sau:
- Ưu tiên dòng sữa không chứa lactose hoặc hàm lượng lactose thấp vì đây là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn ở trẻ.
- Bổ sung sữa giàu chất xơ FOS vì FOS giúp cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm táo bón và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.
- Có thể dùng kèm men tiêu hóa, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa trong khoảng thời gian trẻ bị rối loạn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ tuyệt đối công thức pha sữa để hạn chế tối thiểu tình trạng rối loạn do mất cân bằng các thành phần trong sữa.
- Luôn tiệt trùng cẩn thận các dụng cụ pha, đựng sữa cho trẻ.
4.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên ăn gì?
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, mẹ bỉm cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của bản thân để có nguồn sữa khỏe mạnh cung cấp cho trẻ.
- Về năng lượng: Mẹ bầu cần bổ sung thêm tối thiểu 500 Kcal/ngày so với mức năng lượng thông thường để có thể cung cấp đủ sữa cho trẻ. Nguồn năng lượng này có thể bổ sung từ thịt đỏ như thịt bò, sữa bầu…
- Về protein: Lượng đạm cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 28g. Có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm cung cấp đạm nào như thịt, cá, trứng… Ngoài ra, nên ăn nhiều thịt trắng, cụ thể là thịt gà để bổ sung vitamin B12 và choline để hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh cho trẻ.
- Về chất béo: Mẹ bỉm có thể ăn cá hồi để cung cấp nguồn axit béo omega-3 DHA tốt nhất và dồi dào nhất, giúp hỗ trợ sự phát triển của mắt và não. Một số thực phẩm khác cung cấp chất béo như trái bơ, cá biển…
- Về vitamin và khoáng chất: Được bổ sung từ tất cả các loại trái cây.
- Về sắt: Mẹ sau sinh thường mất một lượng sắt lớn nên việc bổ sung sắt rất quan trọng. Chất sắt có trong thịt gà, hải sản có vỏ, gan, trứng, cải ngọt, cải xanh…
- Về canxi: Bổ sung bằng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, phô mai…
- Nước: Ngoài bổ sung sữa, nước cũng chiếm một phần quan trọng trong việc duy trì lượng sữa cho mẹ. Lượng nước tối thiểu mà mẹ bỉm cần là 3 lít/ngày. Các bạn cũng có thể bổ sung nước từ các loại trái cây mọng nước như bưởi, cam, quýt… Nên tập thói quen uống nước sau khi cho con bú.
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ chưa biết liệu bé bị rối loạn tiêu hóa có uống sữa được không sẽ tìm được lời giải đáp cho mình. Để tránh trường hợp hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn lần nữa, bạn nên lưu ý chọn lọc cẩn thận loại sữa bé dùng, chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày để sức khỏe bé không bị ảnh hưởng.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-co-nen-uong-sua-khong