7 cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, giúp trẻ nhuận tràng nhanh chóng

Tác giả: admin

Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả là chủ đề được nhiều phụ huynh quan tâm, bởi khi tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm sức khoẻ đường ruột của trẻ. Hãy cùng “bỏ túi” những phương pháp cải thiện táo bón chuẩn y khoa qua bài viết dưới đây.

1. Những dấu hiệu trẻ bị táo bón

Táo bón là triệu chứng tiêu hoá phổ biến ở trẻ. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp táo bón chỉ là tạm thời. Thức ăn di chuyển qua đường tiêu hoá càng chậm thì đại tràng hấp thụ càng nhiều nước. Đây cũng chính là lý do khiến phân bị cứng và gây táo bón.

cách trị táo bón cho trẻ

Trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần một thần có nguy cơ cao bị táo bón

Những dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn bị táo bón đó là:

  • Đi tiêu ít hơn ba lần một tuần
  • Đi tiêu khó
  • Đau khi đi tiêu
  • Đau bụng
  • Xuất hiện phân lỏng hoặc nhão trong quần lót của trẻ. Đây là dấu hiệu cho thấy phân bị đọng lại trong trực tràng
  • Máu trên bề mặt phân

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón bao gồm:

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón. Chúng bao gồm thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và nước ngọt.
  • Thiếu nước: Trẻ em chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, hoặc khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể bị thiếu hụt chất lỏng. 
  • Thiếu nước: Trẻ không uống đủ nước và các chất lỏng khác khiến thực phẩm khó di chuyển qua đường ruột.
  • Không tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp di chuyển thức ăn đã tiêu hóa qua ruột. Trẻ em xem nhiều TV và chơi trò chơi điện tử không được tập thể dục đầy đủ. 
  • Trẻ sợ hãi vấn đề đi ngoài: Một số trẻ có tâm lý sợ hãi nhà vệ sinh, ngại đi tiêu. Khi đó trẻ có thể nhịn đi tiêu, gây táo bón.
  • Trẻ mắc các bệnh lý: Trong một số trường hợp, táo bón có thể do một vấn đề đường ruột, trực tràng hoặc hậu môn. Ngoài ra, bệnh lý về nội tiết, hệ thần kinh hay tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc bổ sung sắt cũng khiến trẻ bị táo bón. 

3. 7 cách trị táo bón cho trẻ nhanh chóng ngay tại nhà

Táo bón kéo dài không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sau đây là 7 cách trị táo bón được các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị:

3.1 Giúp trẻ vận động

chữa táo bón cho trẻ

Di chuyển chân của em bé giúp bé giảm táo bón

Đối với trẻ đang phát triển, tập thể dục sẽ giúp kích thích chức năng của ruột. Tuy nhiên, với em bé chưa biết đi hoặc chưa biết bò, cha mẹ có thể giúp bé vận động bằng cách nhẹ nhàng di chuyển chân của bé khi bé đang nằm ngửa. Hãy làm theo chuyển động của việc đi xe đạp. Làm điều này có thể giúp ruột hoạt động và giảm táo bón.

3.2 Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cho trẻ có thể làm giãn cơ bụng và giúp trẻ hết căng thẳng. Nó cũng có thể làm giảm một số khó chịu liên quan đến táo bón.

3.3 Thay đổi chế độ ăn uống

biện pháp trị táo bón cho trẻ

Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây là cách trị táo bón cho trẻ mà phụ huynh không thể bỏ qua

Đối với trẻ bị táo bón do sữa công thức, cha mẹ có thể thử thay đổi cho bé loại sữa khác. Ngoài ra, một trong những cách trị táo bón tốt nhất đó là thiết lập chế độ ăn uống giàu chất xơ. Nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp kích thích ruột vì hàm lượng chất xơ cao. Chẳng hạn: 

  • Táo không vỏ
  • Bông cải xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bột yến mạch hoặc bánh mì hoặc mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Đào
  • Mận
Điểm danh 10 thực phẩm trị táo bón cho trẻ mà phụ huynh nên biết

Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc kê đơn, chế độ ăn gồm những thực phẩm trị táo bón cho trẻ cũng là phương pháp tối ưu để trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về thực…

3.4 Uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước theo nhu cầu hằng ngày là cách trị táo bón tốt nhất cho trẻ. Trẻ sơ sinh thường không cần chất lỏng bổ sung vì chúng được cung cấp nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị nên bổ sung một lượng nhỏ nước hoặc thỉnh thoảng là nước hoa quả vào chế độ ăn của trẻ khi trẻ được hơn 2-4 tháng tuổi và đang bị táo bón.

3.5 Massage nhẹ nhàng cho trẻ

cách khắc phục khi trẻ bị táo bón

Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng bụng của trẻ để giảm triệu chứng của táo bón

Có một số cách để xoa bóp bụng cho trẻ. Bao gồm dùng đầu ngón tay tạo chuyển động tròn trên bụng theo chiều kim đồng hồ. Giữ đầu gối và bàn chân của trẻ lại gần nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng. Ngoài ra, phụ huynh có thể dùng mép ngón tay vuốt ve từ khung xương sườn xuống qua rốn của trẻ.

3.6 Uống nước trái cây

Sau khi trẻ được 2–4 tháng tuổi, trẻ có thể uống một lượng nhỏ nước trái cây, chẳng hạn như nước ép mận hoặc táo 100%. Nước ép này có thể giúp điều trị táo bón. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chọn loại nước ép chứa nhiều đường. Điều này có thể khiến trẻ khó tiêu. 

3.7 Đo nhiệt độ trực tràng

Cách trị táo bón cho trẻ bằng đo nhiệt độ trực tràng của trẻ bằng nhiệt kế sạch, được bôi trơn có thể giúp trẻ đi tiêu phân. Tuy nhiên, không nên sử dụng phương pháp này quá nhiều để tránh làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành đo nhiệt độ trực tràng cho trẻ.

4. Trẻ em không nên ăn gì khi bị táo bón?

Khi trẻ bị táo bón, phụ huynh không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:

4.1 Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh không phải là lựa chọn tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chúng có hàm lượng chất xơ cực kỳ ít, nhiều dầu mỡ và lượng natri cao. Natri làm thay đổi sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, có thể dẫn đến phân khó đi ngoài hơn.

4.2 Phô mai

làm gì khi trẻ bị táo bón

Trong thời gian trẻ bị táo bón, hãy hạn chế cho trẻ ăn phô mai

Thông thường, phô mai là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời cho trẻ em. Song, chế độ ăn quá nhiều pho mai có thể góp phần làm hạn chế nhu động ruột.

4.3 Kẹo ngọt

Đồ ngọt là lý do khiến các cách trị táo bón cho trẻ mà bạn áp dụng trở nên vô nghĩa. Bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ chất xơ nào trong kẹo cứng hoặc kẹo dẻo, bất kể chúng chứa bao nhiêu hương liệu trái cây. 

4.4 Thịt chế biến sẵn

khắc phục chứng táo bón ở trẻ

Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ protein lành mạnh thay vì dùng thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và thịt nguội không chứa chất xơ. Ngoài ra,  chúng còn chứa nhiều chất béo và natri làm chậm quá trình tiêu hóa.

Các dạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến với những triệu chứng như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi. Tình trạng này có thể khỏi hoàn toàn nếu phụ huynh có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời. Hãy cùng tham khảo những…

5. Khi nào trẻ bị táo bón cần được gặp bác sĩ?

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường. Đưa trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:

  • Sốt
  • Biếng ăn
  • Máu trong phân
  • Sưng bụng
  • Giảm cân
  • Đau khi đi tiêu
  • Một phần ruột sa ra ngoài hậu môn (sa trực tràng)

6. Những phương pháp ngăn ngừa táo bón hiệu quả nhất

Bên cạnh việc tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ, phụ huynh cũng cần có những bước nâng cao sức khoẻ tiêu hoá để trẻ được phát triển tối ưu nhất. Những phương pháp đó bao gồm:

  • Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ hơn, chẳng hạn như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Nếu con bạn không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bổ sung cho trẻ vài gam chất xơ mỗi ngày để ngăn ngừa đầy hơi và chướng bụng.
  • Khuyến khích con bạn uống nhiều nước
  • Hoạt động thể chất thường xuyên giúp kích thích chức năng ruột bình thường.
  • Nhắc nhở trẻ việc đi vệ sinh. Một số trẻ em mải chơi đến mức bỏ qua nhu cầu đi tiêu. Nếu sự chậm trễ như vậy xảy ra thường xuyên, chúng có thể góp phần gây ra táo bón.
  • Nếu con bạn đang dùng thuốc gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác an toàn hơn.

Trên đây là một số cách trị táo bón cho trẻ ngay tại nhà nhanh chóng. Mặc dù đây là hiện tượng tiêu hoá phổ biến, song, phụ huynh không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy luôn tăng cường sức khoẻ đường ruột của trẻ để trẻ phát triển khoẻ mạnh nhất. 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-so-sinh-bi-tao-bon-phai-lam-sao