[Giải đáp] Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tác giả: admin

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và không nên ăn gì là băn khoăn của không ít phụ huynh, nhất là khi con có sức khoẻ đường ruột kém, khó hấp thu dưỡng chất. Nếu bé yêu của bạn đang gặp vấn đề về tiêu hoá, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây để thay đổi chế độ ăn của bé sao cho phù hợp nhất.

1. Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hoá?

Rối loạn tiêu hoá ở là một thuật ngữ y khoa chung để chỉ chức năng bất thường của dạ dày hoặc ruột. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tiêu hóa ở trẻ em.

trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Rối loạn tiêu hoá là một hiện tượng sức khoẻ đường ruột rất thường gặp ở trẻ nhỏ

  • Sức đề kháng của trẻ còn non yếu: Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột chưa đủ để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên trẻ rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, làm gia tăng và tấn công vi khuẩn có hại, khiến trẻ mắc các bệnh về tiêu hóa.
  • Môi trường không vệ sinh: Trẻ tiếp xúc với những bề mặt, vật dụng nhiễm khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, giun sán xâm nhập vào cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Trẻ ăn thức ăn khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn …; thức ăn quá nhiều đạm, đường, dầu, rau, … hoặc phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn không hợp vệ sinh sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện và chưa thể hấp thụ hết thức ăn.
  • Nhiễm độc thức ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên khi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu sẽ làm trẻ rối loạn tiêu hoá nghiêm trọng.

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì? Những thực phẩm vàng nâng cao sức khoẻ tiêu hoá của trẻ

Sau đây là những thực phẩm mà phụ huynh không thể bỏ qua để trẻ có thể sở hữu sức khoẻ đường ruột khoẻ mạnh nhất.

2.1 Sữa chua

thực phẩm cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Sữa chua được chứng minh có khả năng cải thiện quá trình tiêu hoá đường lactose

Sữa chua được làm từ sữa đã lên men, điển hình là bởi vi khuẩn axit lactic. Đây là những vi khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hoá, giữ cho đường ruột của bé luôn khoẻ mạnh. Không những vậy, trẻ ăn nhiều sữa chua còn được tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, khắc phục những hiện tượng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

2.2 Táo

Táo là thực phẩm giàu chất xơ hoà tan pectin. Táo thường được sử dụng để cải thiện những vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết.

Thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên làm gì?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề thường gặp ở những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Tùy vào những biểu hiện sức khỏe của trẻ mà tiêu chảy ở giai đoạn sơ sinh sẽ được nhận xét là một biểu hiện thông thường…

2.3 Thì là

thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Thì là được sử dụng để tăng thêm hương vị cho thực phẩm.

Hàm lượng chất xơ trong thì là giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện hoạt động ổn định trong đường tiêu hóa của bé. Thì là cũng chứa một chất chống co thắt giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa. Qua đó, thì là có khả năng làm giảm những triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và chuột rút.

2.4 Hạt chia

Hạt chia là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Chúng hình thành một chất tương tự gelatin trong dạ dày của bé khi ăn. Hạt chia hoạt động giống như một loại tiền sinh học, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé, góp phần nâng cao sức khoẻ tiêu hoá.

2.5 Đu đủ

nên cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì

Quả đu đủ nhiệt đới thơm ngon có chứa một loại enzym tiêu hóa gọi là papain

Papain có trong đu đủ hỗ trợ quá trình tiêu hoá bằng cách phá vỡ các sợi protein. Với những trẻ bị rối loạn tiêu hoá do không thể dung nạp protein, đu đủ chắc chắn là loại thực phẩm mà phụ huynh không nên bỏ qua. Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), như táo bón và đầy hơi.

2.6 Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Tại ruột kết, chất xơ sẽ bổ sung những vi khuẩn có lợi, cải thiện hệ tiêu hoá của trẻ. Do đó, nếu phụ huynh thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, thì phụ huynh có thể trộn củ cải đường trong salad hoặc xay thành sinh tố cho bé sử dụng.

Dùng men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như các tuyến tiêu hóa hoạt động kém, bài tiết giảm, táo bón, suy dinh dưỡng...Bé cần sử dụng men tiêu hóa để hỗ trợ hấp thụ và trao đổi chất dinh dưỡng, nhất là với trẻ sơ sinh bởi hệ tiêu…

2.7 Gừng

thực phẩm có lợi cho trẻ nhỏ mắc chứng rối loạn tiêu hóa

Gừng là một thực phẩm thường xuyên bắt gặp ở Đông y

Gừng là một nguyên liệu truyền thống trong Đông y giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Gừng được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Bằng cách di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non nhanh hơn, gừng làm giảm nguy cơ ợ chua, buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.

2.8 Rau xanh

Nói đến những thực phẩm cung cấp chất xơ không hoà tan, không thể không kể đến rau xanh. Loại thực phẩm này có thể giúp giảm táo bón thông qua cách cải thiện các cơn co thắt trong đường tiêu hoá. Những loại rau mà trẻ nên ăn khi bị rối loạn tiêu hoá đó là rau bina, cải Brussels, bông cải xanh…

2.9 Dưa bắp

trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì thì tốt

Nhờ quá trình lên men, dưa bắp chứa rất nhiều men vi sinh

Dưa cải bắp được làm từ bắp cải cắt nhỏ được lên men bằng axit lactic. Trong dưa bắp chứa rất nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hoá. Các nghiên cứu cho biết khoảng 71gr dưa bắp có thể chứa tới 28 chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do đó, để trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì để cải thiện, dưa bắp sẽ là thực phẩm mà phụ huynh nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của bé.

2.10 Nước hầm xương

Nước hầm xương được làm bằng cách ninh xương và các mô liên kết của động vật. Gelatin được tìm thấy trong nước hầm xương có nguồn gốc từ các axit amin glutamic và glycine. Những aminos này có thể liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa của bé và giúp thức ăn đi qua dễ dàng hơn. Ngoài ra,  Glutamine bảo vệ hoạt động của thành ruột của bé tối ưu.

Mách mẹ cách chọn sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa kém không chỉ khiến sụt cân, sức khỏe yếu ớt, mà còn làm chậm tiến trình khôn lớn của bé trong năm tháng đầu đời. Do đó, cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ chính là ưu tiên hàng đầu của bậc phụ huynh hiện nay. Vậy…

3. Khi bị rối loạn tiêu hoá, trẻ không nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hoá, việc chọn sai thức ăn có thể khiến các triệu chứng diễn ra trầm trọng hơn. Do đó, khi bé có những vấn đề về sức khoẻ đường ruột, phụ huynh không nên cho bé ăn những món ăn sau:

3.1 Thực phẩm sống

Vi khuẩn từ thực phẩm cũ hoặc sống có thể gây ngộ độc thực phẩm, chuột rút. Thay vào đó, hãy cho bé nhiều ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau nấu chín để tăng cường chất xơ nhằm cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

3.2 Thực phẩm có tính axit

thực phẩm dành cho trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá không nên ăn nhiều món ăn có tính axit cao

Thực phẩm có tính axit cao như cam, bưởi, cà chua và chanh có thể gây khó chịu và kích ứng niêm mạc dạ dày của bé. Do đó, phụ huynh chỉ nên cho bé ăn các trái cây như táo và chuối, hoặc các loại rau giàu chất xơ như măng tây, hành tây và atiso. Đây sẽ là một lựa chọn an toàn hơn.

3.3 Đồ ngọt

Bánh ngọt, nước ngọt, sôcôla … là kẻ thù của những bé mắc bệnh tiêu hóa. Những thực phẩm này làm tăng áp lực lên dạ dày và ruột kết, đồng thời làm tình trạng ợ chua và chướng bụng trở nên trầm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên gì và không nên ăn gì. Sở hữu sức khoẻ đường ruột khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ được bổ sung toàn bộ những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi-va-khong-nen-an-gi