Ung thư bàng quang nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư đứng thứ 4 trong tất cả các loại ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh ung thư bàng quang là nguyên nhân dẫn đến cơ thể thiếu máu, tiểu tiện không kiểm soát cũng như tắc niệu quản và làm chặn dòng tiểu xuống bàng quang. Vậy bệnh ung thư bàng quang xuất phát từ nguyên nhân nào? Triệu chứng, cách thức điều trị và phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang? Cùng tìm hiểu mọi thông tin về ung thư bàng quang qua bài viết này nhé!
Tiểu không tự chủ là một chứng bệnh thường gặp ở phái nữ giai đoạn tuổi trên 30, hoặc giai đoạn sau sinh. Bệnh thường gây nên những mặc cảm khó nói ở phái nữ, cũng như gây nên những phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Tiểu đường tuýp…
Nguyên nhân ung thư bàng quang
Vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ung thư bàng quang, nhưng đã chứng minh ra được các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư bàng quang như:
– Độ tuổi: Người cao tuổi, nhất là nhóm người trên 40 tuổi có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao hơn đối tượng khác.
– Giới tính: Phái nam có nguy cơ bị bệnh ung thư bàng quang cao hơn phái nữ, thường thì cứ nếu có 4 bệnh nhân ung thư bàng quang là phái nam thì sẽ có 1 trường hợp là nữ.
– Chủng tộc: Người da trắng dễ mắc ung thư bàng quang cao gấp hai lần so với chủng tộc khác. Tỉ lệ bị ung thư bàng quang của người châu Á là thấp nhất.
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình chúng ta đã có người từng điều trị ung thư bàng quang thì các thành viên khác cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư bàng quang. Chính vì thế, nhóm người có nguy cơ bị bệnh ung thư bàng quang nên chủ động khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh của mình.
– Thuốc lá: Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc ung thư bàng quang rất cao, thậm chí cao gấp 6 lần so với người thường.
– Nghề nghiệp: Nhóm người hay làm việc trong môi trường có sự tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ dễ mắc ung thư bàng quang hơn đối tượng khác.
Triệu chứng ung thư bàng quang
– Tiểu tiện kèm theo máu, tiểu nhiều lần, có tình trạng tiểu khó và tiểu đau.
– Có dấu hiệu tắc nghẽn đường tiết niệu.
– Cơ thể hay gặp tình trạng đau bụng, đau ở hông hay đau lưng.
– Sút cân không rõ nguyên nhân.
Viêm bàng quang là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Viêm bàng quang gây đau, khó chịu, tiểu gắt, nóng rát, nước tiểu đục hoặc có máu trong nước tiểu, đau nhức vùng xương chậu. Viêm bàng quang hay còn…
Điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang qua niệu đạo
Bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phẫu thuật cắt bàng quang qua niệu đạo khi bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn đầu hoặc tình trạng ung thư bàng quang không xâm nhập vào cơ. Phương pháp này được đánh giá là cách điều trị ung thư bàng quang hiệu quả nhất hiện nay.
Sau khi khối u đã được loại bỏ, bệnh nhân có thể tiếp tục được điều trị bằng đốt điện nhằm đảm bảo tế bào ung thư sẽ không tái phát.
Những tác dụng phụ sau khi phẫu thuật bàng quang qua niệu đạo có mức độ nhẹ và không kéo dài. Hiện tượng chảy máu và tiểu đau có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân vừa phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang một phần
Khi bệnh ung thư bàng quang đã xâm lấn vào thành bàng quang và nhất là chưa di căn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bàng quan một phần. Ưu điểm nổi bật của của phương pháp phẫu thuật này là vẫn giữ lại bàng quang cho bệnh nhân và ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để
Nếu bệnh ung thư bàng quang lan rộng khắp bàng quang, bệnh nhân cần phải được phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, hạch lân cận, một phần niệu đạo và nhiều tổ chức lân cận chứa tế bào ung thư. Đối với nam giới, cơ quan lân cận thường được cắt bỏ như tuyến tiền liệt, túi tinh, một phần ống dẫn tinh. Còn phụ nữ, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và một phần của âm đạo.
Xạ trị
Phương pháp xạ trị dùng để điều trị ung thư bàng quang bằng cách sử dụng tia X với năng lượng cao có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị có thể sẽ được sử dụng sau phẫu thuật hoặc trường hợp điều trị nhẹ khi bệnh nhân bị ung thư bàng quang thời kỳ cuối và không thể phẫu thuật được.
Hóa trị
Hóa trị là cách thức điều trị chủ yếu đối với giai đoạn muộn của ung thư bàng quan. Hơn thế nữa, hóa trị còn được áp dụng như liệu pháp bổ trợ sau khi bệnh nhân đã phẫu thuật hay sau khi bệnh nhân đã xạ trị có tác dụng tiêu diệt mọi tế bào ung thư còn sót.
Đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường của cơ thể, có thể bắt gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tiểu ra máu kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu và là biểu hiện của những biến chứng nguy hiểm cần được…
Phòng ngừa ung thư bàng quang
– Cẩn thận khi sử dụng với bất kỳ loại hóa chất.
– Cần uống nước nhiều có tác dụng rất tốt trong việc làm loãng chất độc hại có thể được tập trung trong thành phần của nước tiểu. Khi uống nước nhiều sẽ giúp đào thải mọi chất độc tích tụ ra khỏi bàng quang hiệu quả.
– Khẩu phần ăn uống cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể thật nhiều trái cây, rau, củ, quả. Thành phần chất chống oxy hoá chứa trong những loại thực phẩm này giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong quá trình ngăn ngừa ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong suốt lộ trình điều trị ung thư bàng quang, bệnh nhân cần tuân thủ theo sử chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc nhằm phát huy hiệu quả điều trị. Chúc các bạn có đời sống lành mạnh nhằm tránh các nguy cơ bệnh tật thường gặp.
Theo Khoe.online tổng hợp