Cần thận trọng với bệnh chốc lở ở da
Tác giả: huong
Bệnh chốc lở tuy có thể gặp ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là đối tượng trẻ em từ 2 – 6 tuổi. Thông thường vào mùa mưa, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Vi khuẩn xâm nhập qua những vết thương nhỏ ban đầu và phát triển thành bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến da.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở
– Mụn đỏ: Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của bệnh chốc lở. Mụn nổi quanh vùng mũi và miệng hoặc có khi nổi khắp mặt. Người bệnh dùng tay chạm hoặc gãi có thể lan ra nhiều vùng da khác. Sau khoảng vài ngày, nốt mịn vỡ ra và chảy mủ, chảy dịch, đóng vảy màu nâu. Lâu dần vảy bong ra để lại sẹo.
– Nốt phỏng nước: Đa số trẻ em dưới 2 tuổi thường bị nổi phỏng nước. Chúng xuất hiện ở thân minh, cẳng chân, cánh tay. Chúng không gây đau nhưng vùng da xung quanh ngứa. Đến khi vỡ, chúng đóng vảy màu vàng.
Làn da mất nước gây rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và làm đẹp. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất nước cho da từ chính thói quen sống cũng như từ các tác động từ môi trường sống bên ngoài. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm…
– Mụn mủ: là một triệu chứng nặng nhất của chốc lở. Những nốt mụn này không chỉ đầy dịch và mủ mà còn rất đau. Vùng da xung quanh biến thành loét sâu. Chúng thường hiện diện ở chân, sưng hạch, vảy dày và cứng có màu vàng xám.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, ngoài vấn đề sẹo thì người bệnh còn gặp phải các biến chứng viêm mô tế bào da, tấy đỏ và phù nề, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thận.
Nguyên nhân nào gây bệnh?
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chốc lở là do hai loại vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes) và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Nếu da của chúng ta có những vết thương trầy xước nhỏ, hai loại vi khuẩn này có thể tấn công vào đó bất cứ lúc nào và gây bệnh. Điều này có thể lý giải là do chúng ta tiếp xúc với vết loét của người đang nhiễm bệnh hoặc dùng chung đồ dùng với họ.
Làn da đôi khi có thể biểu hiệu những triệu chứng bất thường, bạn đừng nên chủ quan khi nghĩ chúng chỉ là những căn bệnh về da thường thấy. Nhất là khi bạn nhận thấy các đốm trắng trên da bắt đầu xuất hiện, đây có thể lá một…
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Nếu phát hiện cơ thể mắc phải những triệu chứng trên, hãy đến khám tại bệnh viện da liễu hoặc bệnh viên có chuyên khoa da liễu, cơ sở y tế gần nhất thăm khám. Bác sĩ sẽ quan sát các nốt mụn đặc trưng trên da để chẩn đoán.
Vậy khi nào bệnh nhân cần tiến hành làm các xét nghiệm khác? Khi nốt mụn phát tán nhiều, ở mức độ nặng hoặc không hồi phục cho dù đã dùng thuốc kháng sinh rồi. Khi ấy, bác sĩ lấy mẫu dịch được tiết ra nơi các nốt mụn và tiến hành xét nghiệm.
Về nguyên tắc điều trị bệnh chốc lở là dùng thuốc kháng sinh và vệ sinh sạch sẽ:
– Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh dạng bôi (thuốc mỡ mupirocin) trực tiếp lên vết loét. Kháng sinh dạng uống theo toa chỉ định của bác sĩ, áp dụng cho tất cả vết loét, vết mụn.
– Sát trùng và giữ vệ sinh da sạch sẽ. Tuyệt đối không được gãi, chạm vào vết mụn, vết loét tránh tình trạng lây lan thêm nhiều vùng da khác.
Nấm da đùi là bệnh lý thường gặp với các biểu hiện ngoài da, gây ngứa, bong tróc da và các ảnh hưởng vềmặt thẩm mỹ. Tình trạng nấm da đùi có thể xuất hiện kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm và gây ra nhiều trở ngại…
Bệnh chốc lở tuy không nguy hiểm nhưng có thể lây lan rất nhanh. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì cần dùng riêng đồ dùng cá nhân, tránh dùng chung. Hãy biết xử lý các vết mụn, vết loét đúng cách hạn chế tình trạng nhiễm trùng càng khó điều trị.
Theo Khoe.online tổng hợp