Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ cần phải biết

Tác giả: huong

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh làm cho nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy hoảng hốt, nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng. Bệnh u máu này được xếp vào danh sách các bệnh không cần điều trị, u máu ở trẻ em đa phần lành tính và tự khỏi.

1. Bệnh u máu là gì

u máu ở trẻ sơ sinh
Bệnh u máu hay còn gọi là bệnh bướu máu

Bệnh u máu hay còn gọi là bệnh bướu máu đa phần là lành tính, được hình thành do những tế bào lót trong mạch máu. Về cơ bản thì bệnh này không gây nguy hiểm cho trẻ, cũng không di căn và không tái phát, cũng không ảnh hưởng gì đến tính mạng của trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh u máu là gì?

U máu là một bệnh rất dễ nhận biết, chúng thường biểu hiện ở 3 cấp độ khác nhau:

Cấp độ 1: Đây là dấu hiệu dạng nhẹ nhất là những thay đổi về màu sắc, những màu sắc mà chúng ta thường hay thấy đó là màu đỏ, màu đỏ tím hoặc màu xanh nhẹ. Ở giai đoạn này u chỉ giống như một cái bớt bình thường, phẳng trên da, chưa tạo thành khối. Dấu hiệu bắt đầu xuất hiện u máu là sau khi sinh được 7-10 ngày mới được hình thành chứ không phải là xuất hiện ngay khi sinh ra.

Cấp độ 2: Vào giai đoạn này u máu phát triển thành một khối u, lúc này chúng đã nhô lên không còn là lớp da phẳng như trước kia nữa. Lúc này khối u có kích thước và hình thù rõ ràng, dễ nhận diện.

Cấp độ 3: Đến giai đoạn này thường đi kèm với những dấu hiệu như khối u bị vỡ ra hay xuất hiện những biến chứng (nhưng đa phần u máu rất ít gây ra những biến chứng).

3. Bệnh u máu có nguy hiểm hay không?

u máu ở trẻ sơ sinh
Ngay khi phát hiện bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và xét nghiệm

Bệnh u máu được xem là bẩm sinh về mạch máu, nói chung đây là một loại u không phải là ung thư, bệnh này lành tính, cũng không hề di căn, hay có những biến chứng gì nguy hiểm.

Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không gây hại, cho nên bố mẹ có thể yên tâm. Thông thường thì u này sẽ tự động mất đi khi bé trưởng thành, có những trường hợp khối u duy trì đến khi bé lớn, tuy nhiên việc này không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chỉ ngoại trừ một số trường hợp bệnh u máu đặc biệt, có độ nguy hiểm cao, trường hợp này bố mẹ nên liên hệ mật thiết với bác sĩ để được điều trị.

Tuy nhiên sẽ có những trường hợp u máu nguy hiểm đến tính mạng của bé, cho nên ngay khi phát hiện ra bé bị u máu thì bố mẹ bé đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và xét nghiệm chính xác vì có thể đây là dấu hiệu của một chứng bệnh khác.

4. Cách điều trị u máu như thế nào?

u máu ở trẻ sơ sinh
Một số trường hợp bệnh u máu ở trẻ em có thể không cần điều trị

Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh u máu ở trẻ em không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng cho nên không cần phải điều trị. Nhưng đến khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ ý thức được vấn đề thẩm mỹ, thường sẽ cảm thấy bất ổn về hình thức bên ngoài và tác động không nhỏ đến tâm lý. Vì vậy người mắc bệnh u máu cũng có thể điều trị tận gốc.

Có nhiều cách để trị u máu, nhưng có 3 cách phổ biến nhất:

Cách 1: Phá hủy bướu

Phá hủy bướu bằng cách dùng nhiệt, tia xạ, laser… để đốt tế bào u máu hoặc cắt bỏ khối u rồi làm lành vết thương sau.

Cách 2: Kiềm hãm sự phát triển của bướu

Dùng thuốc (thuốc uống, thuốc bôi) hoặc hóa trị.

Cách 3: Chờ thoái triển và xử lý di chứng

Tùy vào vị trí của khối u mà bác sĩ quyết định nên điều trị theo cách nào. Bố mẹ không được sử dụng thuốc tùy tiện mà phải thông qua ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách nhé!

Những thông tin bổ ích trên đây có thể giúp cho bố mẹ có thể yên tâm khi thấy trên cơ thể bé xuất hiện những khối u máu.

Theo Khoe.online tổng hợp