Dị ứng kháng sinh và biến chứng nguy hiếm
Tác giả: huong
Trong số các trường hợp dị ứng thuốc có đến 50% thuộc dị ứng kháng sinh. Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh có các triệu chứng nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề. Một số trường hợp nặng hơn bị co thắt phế quản, khó thở và biến chứng nặng nhất là sốc phản vệ.
- Các cách cứu nguy khi bị dị ứng kem
- Cách chữa dị ứng thời tiết và phòng ngừa hiệu quả
- Những điều nên lưu ý về dị ứng cơ địa
Biểu hiện khi bị dị ứng kháng sinh
Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào dù là người lớn hay trẻ nhỏ, nam hoặc nữ. Trên thực tế, trường hợp dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ nhất là 35 ngày tuổi và trẻ lớn nhất là 12 tuổi. Cơ chế dị ứng có thể trong vòng 2 giờ hoặc 10 ngày sau khi tiếp xúc với thuốc. Các biểu hiện khi bị dị ứng thuốc thông thường là nổi mày đay, phát ban qua da, gây ngứa ngáy, phù nề. Một số người còn bị co thắt phế quản, nghẹt thở hoặc khó thở, vật vã, tím tái….
Khi sử dụng thuốc, bạn luôn có thể đọc thấy dòng ghi chú lưu ý khi sử dụng thuốc bên cạnh sự hướng dẫn sử dụng liều lượng của bác sĩ, cũng như cảnh báo hạn chế sử dụng thuốc khi có những biểu hiện bất thường... Đây là những…
Phù mạch dị ứng (phù Quincke)
Đây là một trong những hội chứng phổ biến xuất hiện sau vài phút dùng thuốc. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể bị phù mạch sau vài giờ hoặc vài ngày tùy cơ địa, tùy lượng thuốc. Hầu hết đều bị sưng nề ở những vùng da ở họng, môi, quanh mắt, vùng bụng hoặc vùng cổ.
– Nếu phù mạch ở họng: người bệnh sẽ bị nghẹt thở.
– Phù mạch ở ruột gây buồn nôn, đau bụng quặn từng cơn.
– Phù mạch ở mắt khiến mắt híp lại.
– Ở một số phụ nữ còn bị phù nơi tử cung gây đau và chảy máu âm đạo.
Mất bạch cầu hạt
Hội chứng này thường gây ra các biểu hiện: sức khỏe giảm sút, sốt cao, viêm loét niêm mạc ở một số cơ quan miệng, họng, mắt, cơ quan sinh dục. Nghiêm trọng hơn là các biến chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch. Nếu điều trị không kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Sốc phản vệ
Đay là tai biến nặng nề và nguy hiểm nhất của dị ứng kháng sinh. Ngoài thuốc kháng sinh, có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra biến chứng này: huyết thanh, thuốc tê, NSAID…
Biến chứng này xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống, nhỏ mắt. Cơ chế sốc phản vệ rất nhanh, có thể vài giây, vài phút hoặc cao nhất là 1 giờ sau khi dùng thuốc. Ban đầu là biểu hiện hồi hộp, nôn nao, hốt hoảng, cảm giác sợ chết. Sau đó là mạch trở nên nhanh hơn, huyết áp hạ thấp có khi không đo được, đau quặn bụng, khó thở, không tự chủ và kiểm soát được. Nếu không cấp cứu kịp thời thì tử vong có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thuốc là một biện pháp chữa trị của rất nhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào dùng thuốc cũng là có hiệu quả. Thậm chí việc dùng thuốc còn có thể dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc, đây là một trong những bệnh dị ứng…
Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa dị ứng kháng sinh
Chẩn đoán và điều trị
Nguyên tắc chữa trị khi bị dị ứng thuốc là cần có sự can thiệp của y khoa. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà, không áp dụng các bài thuốc dân gian khi chưa được kiểm chứng. Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng thuốc, bản thân người bệnh cần đến ngay bệnh viện và ngưng ngay loại thuốc đó. Thế nhưng trên thực tế, khi đến gặp bác sĩ thì bệnh nhân không nhớ rõ là mình đã dùng loại thuốc này. Điều này gây bất lợi bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ cần làm một số test dị ứng để chẩn đoán và khẳng định dị ứng thuốc kháng sinh. Đối với trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu.
Trong một số trường hợp như người bệnh nhiễm trùng vi khuẩn đa kháng, không có thuốc nào khác thay thế loại thuốc kháng sinh gây dị ứng đó, phương pháp giản mẫn cảm có thể được thực hiện bằng cách tăng dần liều sử dụng thuốc ban đầu lên từ vài giờ đến vài ngày. Nhưng cần cân nhắc thật kỹ càng bởi nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Mèo nói riêng và vật nuôi nói chung dù nuôi kĩ như thế nào đi nữa thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người, đặc biệt đối với những người bị dị ứng lông mèo lại càng nguy hiểm hơn. Dị ứng phấn hoa – Hiểm họa từ cái…
Phòng dị ứng thuốc
Để phòng dị ứng kháng sinh, bệnh nhân không được tùy ý mua thuốc ở ngoài cửa hàng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu đã có toa thuốc, cần tuân theo đúng. Trước khi dùng thuốc cần đọc rõ hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, bệnh nhân cần nhớ chính xác tên thuốc mình dùng.
Dị ứng thuốc nói chung và dị ứng kháng sinh là điều không ai muốn. Vì vậy nếu gặp dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, người bệnh cần được chữa trị, cấp cứu ngay để không gây nên những biến chứng nguy hiểm và kịp thời cứu được mạng sống.
Theo Khoe.online tổng hợp