Ốm nghén – Nỗi “ám ảnh” đầu thai kỳ
Tác giả: huong
Ốm nghén từng là nỗi lo sợ và ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này khiến phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thể ăn uống được gì vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Tâm lý của các mẹ bầu thời kỳ này cũng thay đổi không kém. Hôm nay, Khoe.online sẽ đồng hành cùng các mẹ bầu tìm hiểu thật kỹ lưỡng mọi thông tin về tình trạng ốm nghén qua bài viết này nhé!
- Tại sao phụ nữ thường khó ngủ khi mang thai?
- Tâm lý khi có bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
- Hiện tượng chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu
Hiện tượng ốm nghén ở bà bầu
Là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu vào những ngày đầu thai kỳ, tỷ lệ này chiếm 70%. Trong số đó có đến 85% thai phụ chịu đựng 2 lần buồn nôn trong ngày và các trường hợp còn lại là khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Sau khi trải qua 3 tháng đầu, 50% thai phụ cảm thấy khỏe hơn. Đặc biệt trong một cuộc khảo sát, ốm nghén xảy ra ở phụ nữ thành thị nhiều hơn phụ nữ ở nông thôn.
Những biểu hiện thường gặp: cơ thể khó chịu, đau ở vùng bụng, tiết nhiều nước bọt, thèm ăn chua, buồn nôn và nôn ọe liên tục, ăn uống kém, bỏ ăn, cơ thể suy sụp, sụt cân…Nhưng triệu chứng này chỉ có trải qua thì mới hiểu được những phiền toái mà nó mang lại.
Được làm mẹ là niềm hạnh phúc thiêng liêng mà tạo hóa đã ban cho phụ nữ. Nhìn đứa con của mình ngày một lớn dần trong bụng chắc hẳn các chị em sẽ vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, các bà mẹ đừng quên bảo vệ con yêu của…
Ốm nghén nặng là gì?
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén xảy ra ở các mẹ bầu là 1 cơ chế bảo vệ sẵn có nhằm giúp người mẹ và thai nhi không mắc phải các bệnh có nguyên nhân do thức ăn gây ra. Biểu hiện cụ thể của giai đoạn nặng đó là khiến cho bà bầu cảm thấy sợ, ngán ngẫm khi ăn các loại thịt sống, trái cây chưa chín, rau củ chưa được nấu hay thực phẩm nặng mùi. Bà bầu sẽ bị nôn mửa thường xuyên và không thể kiểm soát được.
Nguyên nhân gây nghén khi mang thai
– Nồng độ hCG tăng cao: hCG chính là một loại hormone có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang thai, nồng độ của nó tăng cao trong cơ thể mẹ bầu. Đây là nguyên nhân chính khiến các cơn buồn nôn khó chịu kéo đến.
– Nhạy cảm với mùi: Đột nhiên, thai phụ thấy rất dị ứng với mùi của thực phẩm, của hoa hoặc của một số hóa phẩm khiến họ cứ mỗi lần thấy là nôn liên tục. Ví dụ: mùi cá chiên rán, mùi nước xả, mùi hương hoa, mùi dầu mỡ, mùi hải sản, thịt, tỏi…
– Hệ tiêu hóa kém: Khi bắt đầu mang thai cơ thể mẹ bầu rất mệt mỏi, ăn uống kém. Do đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hiệu quả gây nôn ói.
– Một số nguyên nhân khác: lượng đường huyết giảm, chứng đau nửa đầu, căng thẳng, stress…
Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng nghén nặng trong thai kì
– Phụ nữ mang thai đôi hay đa thai.
– Tình trạng tiểu đường thai kỳ.
– Cường giáp: Đây được xem là tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.
– Trước khi mang thai, phụ nữ thường xuyên bị say tàu xe, dạ dày nhạy cảm, buồn nôn…
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của các bà bầu đều có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không chú ý mà chỉ ăn các loại thực phẩm mình thích, các bà bầu sẽ không duy trì được sức khỏe tốt để nuôi dưỡng…
Cách “vượt qua” cơn ốm nghén nhẹ nhàng
– Tuyệt đối bà bầu không được để bụng đói trong giai đoạn này. Nhất là sau khi ngủ dậy, không được bỏ bữa sáng.
– Tăng cường uống nhiều nước, ít nhất 2 – 2.5 lít/ngày.
– Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có mùi hôi tanh của hải sản.
– Uống nước gừng ấm hoặc nhai gừng tươi giúp làm dịu dạ dày. Đây chính là cách chữa ốm nghén hiệu quả nhất.
– Xông tinh dầu oải hương hoặc bạc hà để cơ thể khỏe khoắn, thư giãn và thoải mái.
– Ngủ đủ giấc và nghĩ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
– Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ vào buổi sáng giúp cải thiện tâm trạng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Lần đầu mang thai sẽ có nhiều sư thay đổi mà bạn cần thích nghi, đặc biệt là trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bạn có thể phải từ bỏ sở thích ăn uống lâu nay và chuyển qua những loại thực phẩm khác tốt cho sự phát triển…
Ốm nghén: Khi nào cần nhập viện?
– Có nhiều trường hợp bà bầu phải nhập viện nhằm bù nước bằng cách thức truyền dịch (thường là dung dịch nước, muối hay chất điện giải, glucose) vào trong tĩnh mạch. Phải thực hiện các phương pháp trên nhằm điểu chỉnh sự mất cân bằng điện giải.
– Trường hợp bà bầu bị hạ kali trong đường huyết thì cần phải bổ sung dịch vào tĩnh mạch.
– Bác sĩ có thể kê toa với vitamin B6 nhằm giảm chứng buồn nôn. Ngoài vitamin B6 ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bổ sung axit folic, sắt, khoáng chất khác nếu tình trạng nôn mửa nặng nề và cơ thể các mẹ bầu không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.
– Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng axit nhằm giúp hạn chế sản xuất axit dạ dày hay các loại thuốc giúp làm trống dạ dày, thuốc chống dị ứng, thuốc chống nôn…
– Bà bầu có thể sử dụng trà, gừng, nước uống có gas, kẹo, bánh quy nhằm giúp thoải mái hơn. Bà bầu nên mút các cụt nước đá nhỏ, uống một ngụm nước lạnh nếu cảm thấy khó chịu.
Ốm nghén được xem là “cửa ải” đầu tiên cần phải vượt qua mỗi khi mang thai. Hiện tượng này tuy phổ biến vào thời kỳ đầu nhưng ở một số phụ nữ vẫn còn tiếp tục tình trạng tồi tệ hơn trong toàn bộ thai kỳ. Vì vậy, người thân trong gia đình cần quan tâm, thấu hiểu và chăm sóc chu đáo phụ nữ mang thai để họ vượt qua cơn nghén một cách nhẹ nhàng nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp