Bệnh á sừng có lây không và cách phòng chống hiệu quả
Tác giả: huong
Bệnh á sưng là một bệnh ngoài da, bệnh đem lại cho người bệnh không ít rắc rối trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người băn khoăn không biết bệnh á sừng có lây lan được không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Bệnh á sừng có lây không?
Khi bị á sừng dường như cũng cảm thấy lo lắng, nhưng bệnh á sừng không phải là một bệnh lây nhiễm giống như bệnh thủy đậu, bệnh chốc lở… có nghĩa là không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bởi vì đây là một căn bệnh ngoài da cho nên nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày làm cho người bệnh rất khó chịu.
Bệnh á sừng là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên da nhưng rõ rệt nhất là ở gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Vùng bàn tay, bàn chân bị bệnh vẩy nến á…
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh á sừng?
– Do rối loạn hệ miễn dịch: đây được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh vẩy nến. Tình trạng xảy ra khi một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.
– Do di truyền: con cái có thể mắc bệnh vẩy nến nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này trước đó với tỉ lệ chiếm khoảng 40%.
Bệnh á sừng gây phiền phức cho người bệnh, nhưng nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cho bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh phiền phức này. Tăng cường ăn rau quả tươi Tăng cường ăn rau quả sẽ giúp cho cơ thể cung cấp…
Những yếu tố làm cho tình trạng nặng hơn
Đây là những nguyên nhân chính ban đầu, những yếu tố sau đây sẽ làm cho tình hình bệnh ngày càng nặng nề hơn:
– Yếu tố tâm lý (stress): ở những người bệnh vẩy nến thường được khuyên nên tạo tâm lý thoải mái, tránh lo nghĩ nhiều, căng thẳng, lo âu,… cùng với tâm lý tự ti, xấu hổ vì căn bệnh để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Nhiễm khuẩn: thói quen vệ sinh thiếu sạch sẽ sẽ dễ khiến cho da bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, chất tẩy rửa lên vùng da bị vẩy nến cũng khiến cho bệnh nặng thêm.
– Dùng thuốc không đúng cách: vấn đề này được hiểu là việc sử dụng thuốc bừa bãi trong tất cả các trường hợp gây ra tác dụng phụ, nhất là các loại thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.
– Môi trường ô nhiễm: bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến và tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Ánh sáng mặt trời: người bệnh vẩy nến được khuyên nên tắm nắng để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên phơi nắng vào buổi sáng sớm và tránh ánh nắng ở thời điểm khoảng từ 10 giờ tới 15 giờ. Vì lúc này, lượng bức xạ mặt trời lớn nếu chiếu trực tiếp lên vùng da bị vẩy nến sẽ gây hại cho da.
Bệnh á sừng da đầu thường hay gặp ở phụ nữ, á sừng da đầu làm cho người bệnh thiếu tự tin trong khi giao tiếp với người khác. Bệnh á sừng da đầu là gì? Bệnh á sừng da đầu thường làm cho người bệnh ngứa ngáy ở vùng…
Những chú ý cần thiết khi mắc bệnh á sừng
– Người bệnh tuyệt đối không được gỡ, bóc da, chà xát quá kỹ bằng đá hay bàn chải. Nhiều người cứ nghĩ khi dùng đá hoặc bàn chải chà mạnh thì những lớp da đỡ sần sùi nhưng thật ra khi làm như vậy sẽ làm tổn thương lớp sừng và làm cho quá trình bị bong da càng mạnh mẽ hơn.
– Hạn chế tiếp xúc với nước, khi để da tiếp xúc với nước sẽ làm cho quá trình bong tróc da nhanh hơn. Tốt nhất các bạn nên dùng khăn nhúng nước rồi lau, nhất là lau vùng kẽ tay, chân.
– Trong thời gian bị á sừng cũng nên hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa.
– Khi cần tiếp xúc với những thức ăn có vị cay, mặn,… thì nên đeo bao tay vào.
– Sau khi đi vệ sinh hãy vệ sinh da sạch sẽ rồi bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào vị trí bong tróc như kẽ tay, chân, gót chân, đầu móng tay,…
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin A, C, E, D,… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng.
Cách phòng bệnh á sừng
– Hạn chế rửa chân tay nhiều với nước để tránh bong tróc da. Không nên ngâm chân, tay với nước muối vì nước muối sẽ hút nước trong tế bào làm cho da khô và nứt nẻ.
– Uống nhiều nước: Tình trạng da khô do thiếu nước rất dễ dần tới bệnh á sừng. Thường xuyên uống nước, cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể qua việc sử dụng thực phẩm, hoa quả hàng ngày sẽ góp phần làm tăng lượng nước và chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ da, giúp da bạn mạnh khỏe đầy sức sống.
– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Với những người làm việc thường xuyên với hóa chất, tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng… nên tự tạo thói quen đeo găng tay trước khi làm việc. Găng tay sẽ giúp bảo vệ bàn tay bạn khỏi ảnh hưởng của các loại hóa chất độc hại.
Như vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi bệnh á sừng có lây không cũng như những chú ý hết sức cần thiết khi mắc bệnh á sừng. Chúc các bạn nhanh khỏe!
Theo Khoe.online tổng hợp