Bệnh cường cận giáp có thể chữa khỏi không?

Tác giả: huong

Bệnh cường cận giáp là tình trạng dư thừa hormone tuyến cận giáp, gây ra nhiều tổn thương đến các cơ quan nội tạng. Bệnh tiến triển ở mỗi người mỗi khác, có thể từ từ nhưng cũng có khi cấp tính với những cơn buồn nôn, sốt cao, thậm chí là hôn mê hoặc tử vong. Nếu không tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị tàn phế dù sớm hay muộn.

Cường cận giáp là gì?

Trong cơ thể con người có 4 tuyến cận giáp, 1 trong 4 tuyến này gặp vấn đề do hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng cường cận giáp. Cường cận giáp (hay còn gọi cường tuyến cận giáp) là hiện tượng dư thừa quá nhiều hormone tuyến cận giáp vào máu. Từ đó gây nên mất cân bằng calcium và phosphor. Nó còn gây nên nhiều biến đổi ở thận, xương và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

cường cận giáp

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

– Bệnh thường gặp ở nữ trong độ tuổi 20 – 50.

– Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp đôi nam.

– Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

– Người thiếu vitamin D (kể cả người lớn và trẻ em).

– Người bệnh đa u nội tiết tuýp 1.

– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

U tuyến giáp - Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

U tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một hay nhiều khối u, những khối u này có thể lành tính nhưng cũng có thể là ác tính, dẫn tới ung thư tuyến giáp. Nếu u tuyến giáp kéo dài mà không được phát hiện cũng như có…

Triệu chứng thường gặp

– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.

– Đi tiểu liên tục.

– Người gầy và sụt cân.

– Đau xương bàn chân, nếu gãy xương rất lâu phục hồi.

– Dáng đi không vững, vấp ngã.

– Răng yếu, lung lay và dễ rụng.

– Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, liên tục.

Một số trường hợp khác đến chẩn đoán bệnh cường cận giáp, bác sĩ thường thấy lồng ngực người bệnh có dạng hình thùng, có nhiều nang ở xương. Nếu xương sọ có nang, bác sĩ phát hiện bằng cách gõ nhẹ có tiếng âm vang.

cường cận giáp

Một số biểu hiện cấp tính:

– Cơn sốt bất chợt và đột ngột, có khi sốt cao >38.5 độ C.

– Buồn nôn và nôn liên tục.

– Đau co thắt vùng bụng.

– Tiểu ít, rất ít.

– Hôn mê sâu.

Cường cận giáp có nguy hiểm không?

Bệnh lý này khiến các cơ quan nội tạng bị tổn thương, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Hệ tim mạch: tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, rối loạn nhịp tim.

– Hệ tiêu hóa: loét dạ dày (do lượng calcium quá cao khiến dạ dày tiết nhiều axit), loét thực quản, ruột, ăn uống không ngon miệng, khó tiêu.

– Đối với hệ tiết niệu: khát nước nhiều , đi tiểu nhiều, nhưng lượng nước tiểu ít. Lâu dần, bệnh chuyển sang biến chứng sỏi thận (tỷ lệ 6 – 15% bệnh nhân gặp phải). Khi sỏi bị nhiễm khuẩn gây nên viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu hoặc thận ứ nước.

– Hệ thần kinh: chèn ép các rễ thần kinh hoặc chèn ngang tủy sống. Nhiều bệnh nhân gặp các rối loạn thần kinh như cảm thấy giảm trí nhớ, sợ hãi hoặc hưng phấn.

– Hệ xương khớp: loãng xương, xương dễ gãy, gãy xương.

– Phụ nữ có thai mắc bệnh cường cận giáp gây nguy hiểm đến trẻ sơ sinh.

Ung thư tuyến giáp - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1% trong tỷ lệ ung thư nhưng lại rất khó phát hiện do các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và chỉ khi bộc phát thì mới có những dấu hiệu nhận biết. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách…

Làm sao để chẩn đoán bệnh?

cường cận giáp

– Thử máu và thử nước tiểu là các phương pháp chẩn đoán đầu tiên. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện thiếu máu, giảm photpho máu, tăng canxi, tăng photpho kiềm, tăng ure huyết. Ngoài ra còn có các phân tích nước tiểu trụ hình, trụ hạt.

– Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X quang ở xương sống, xương sọ, xương ống, xương bàn tay, khuỷu tay, xương đòn.

– Đo điện tim khoảng QT rút ngắn do tăng canxi huyết.

Cách điều trị bệnh

Y học chứng minh cường cận giáp là do các khối u gây ra. Vì thế, phương pháp duy nhất đễ chữa bệnh là cắt bỏ khối u. Nếu không tiến hành phẫu thuật, tàn phế là điều khó tránh khỏi. Nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng phục hồi sức khỏe rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cắt bỏ khối u có thể xuất hiện biến chứng cơn têtani. Nó có thể có sau vài tháng, vài tuần hoặc vài ngày sau khi phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi sát sao, thường xuyên kiểm tra bằng các xét nghiệm lâm sàng, X quang.

Bệnh cường cận giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi được một cách triệt để. Bệnh nhân cần ăn uống lành mạnh và cân bằng theo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và hỗ trợ việc điều trị.

Theo Khoe.online tổng hợp