Bệnh võng mạc tiểu đường nên điều trị theo phương pháp nào?

Tác giả: huong

Khi đường huyết tăng cao sẽ gây nên những tổn thương đến võng mạc. Bệnh võng mạc tiểu đường khiến người bệnh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực, thậm chí gây mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Trong các phương pháp điều trị bệnh thì laser quang đông võng mạc là tối ưu nhất, giúp ngăn ngừa các biến chứng.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường ý nói chung các bệnh lý về võng mạc do bệnh tiểu đường gây nên. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong cơ thể tăng cao (vượt ngưỡng cho phép) hoặc không ổn định (lúc tăng lúc giảm đột ngột). Từ đó dẫn đến hiện tượng bong võng mạc, chảy máu trong mắt, giảm thị lực trung tâm.

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nhãn áp gây cườm nước, tác động đến thủy tinh thể gây cườm khô. Thế nhưng bệnh tiểu đường gây tác động đến võng mạc mới đáng lo ngại. Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây mù lòa ở nước ta. Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh là tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ.

Bệnh có 2 giai đoạn:

– Giai đoạn sớm: Các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương dẫn đến tình trạng thoát máu, mù võng mạc.

– Giai đoạn muộn: Hình thành nên các mạch máu bất thường. Đến khi chúng vỡ sẽ gây chảy máu, bong võng mạc thần kinh.

Bệnh lậu ở miệng, nhận biết sớm nguy cơ và cách điều trị

Lậu là một trong những căn bệnh khả năng lây nhiễm qua đường tình dục cao. Bệnh gây ra các triệu chứng viêm nhiễm da liễu, viêm nhiễm bộ phận sinh dục và một số bộ phận trên cơ thể như miệng, tay... nếu khuẩn lậu tiếp xúc trực tiếp…

Biểu hiện thường gặp

Tùy theo mức độ và giai đoạn phát triển bệnh, người bệnh có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau. Đó có thể là bỗng dưng mắt nhìn mờ, hạn chế tầm nhìn, nhạy cảm và sợ ánh sáng. Đôi khi người bệnh có cảm giác như ruồi bay hoặc ánh sáng chập chờn. Tình trạng này có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột trong thời gian ngắn. Khi mức độ tổn thương của võng mạc đã quá nặng nề, võng mạc bị bong hoàn toàn. Biến chứng nặng nhất là gây mù lòa, mất thị lực toàn bộ.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Cách chẩn đoán và điều trị

1. Phát hiện và chẩn đoán

Để phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng đèn soi đáy mắt. Nếu là bác sĩ chuyên về đáy mắt thì càng tốt. Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm mắt, chụp hình võng mạc, chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang…

2. Phương hướng điều trị

Dựa vào kết quả của nhiều khám nghiệm, dựa vào giai đoạn tiến triển bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Phương pháp điều trị có thể đơn lẻ hoặc kết hợp.

Nếu ở giai đoạn đầu khi võng mạc chưa bị tổn thương nhiều, bệnh nhân không nên dùng thuốc. Họ chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám thường xuyên để có biện pháp kịp thời ngăn chặn các biến chứng.

Nếu võng mạc bị tắc mạch máu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng laser, tiêm nội nhãn (thuốc corticoid, lucentis). Trong đó, số lần tiêm thuốc hoặc thời gian giữa các lần tiêm hoàn toàn phải theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nấm da đùi là gì? Những lưu ý về bệnh nấm da đùi

Nấm da đùi là bệnh lý thường gặp với các biểu hiện ngoài da, gây ngứa, bong tróc da và các ảnh hưởng vềmặt thẩm mỹ. Tình trạng nấm da đùi có thể xuất hiện kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm và gây ra nhiều trở ngại…

Laser quang đông võng mạc – biện pháp tối ưu

Bệnh võng mạc tiểu đường

Ở giai đoạn tăng sinh, hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng laser quang đông võng mạc. Đây chính là biện pháp tối ưu nhất, giảm đến 50% nguy cơ mất thị lực. Cơ chế của phương pháp này:

– Phá hủy tổ chức tân mạch

– Ngăn chặn xuất huyết ở võng mạc, ở dịch kính.

– Tăng cường vận chuyển oxy từ hắc mạc đến võng mạc.

– Giảm áp suất trong các mao mạch.

– Tăng độ tập trung và bảo toàn được thị lực đáng kể.

Quá trình điều trị được thực hiện trong 4 lần (đối với phương pháp laser truyền thống) và 1-2 lần (đối với laser quang đông valon, laser đa điểm). Phương pháp cần hiện đại càng ít tốn kém thời gian, ít gây đau đớn cho bệnh nhân và ít gây nhiều biến chứng. Thế nhưng chi phí thực hiện khá cao, người bệnh võng mạc tiểu đường trước khi điều trị cần cân nhắc về khả năng tài chính.

Như vậy để phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh tiểu đường cần đi khám mắt ngay khi phát hiện mình mắc bệnh. Chúng ta nên lựa chọn bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc cơ sở y tế có uy tín. Đồng thời, mỗi người cần thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh, ăn kiêng đồ ngọt và tập thể dục. Quan trọng là nên giữ đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, có thể kiểm soát được.

Theo Khoe.online tổng hợp