Hé lộ TOP 9 cách chăm sóc vết thương mau lành, hiệu quả cao
Tác giả: Đồng Nguyễn
Tự chăm sóc vết thương hở tại nhà sao cho hiệu quả? Đối với những trầy xước nhỏ trên da, bạn có thể tự xử lý ở nhà để nhanh liền miệng vết thương và không để lại sẹo. Dưới đây là TOP 10 mẹo chăm sóc vết thương nhanh liền, tiết kiệm mà ai cũng thực hiện được.
1. Bật mí thủ phạm làm chậm quá trình liền thương
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc để vết thương, bạn cần nắm vững những tác nhân làm cho vết thương lâu lành, để lại sẹo:
- Xử lý vết thương sai cách: Các bước cơ bản để sơ cứu vết thương hở là rửa tay – cầm máu – vệ sinh vết thương – thoa thuốc kháng sinh – băng bó vết thương – thay băng – theo dõi tình trạng vết thương. Nếu không được xử lý theo quy trình này, vết thương hở dễ bị nhiễm trùng, hoại tử.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Khi bị thương, cần tránh thực phẩm dầu mỡ, cay, nóng và các thức ăn dễ làm mưng mủ như rau muống, xôi nếp, hải sản… Nếu bạn ăn những loại này, vết thương hở sẽ lâu lành và nghiêm trọng hơn.
- Có tiền sử bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi khuẩn, vi trùng và ảnh hưởng đến quá trình lên mô hạt nên vết thương lâu lành hơn người bình thường.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì mức độ phục hồi càng chậm vì phản ứng bảo vệ của cơ thể trước tổn thương (hay còn gọi là phản ứng viêm) bị biến đổi và giảm sút.
2. Xem ngay 9 bí quyết chữa lành vết thương mau lành, an toàn
Nếu bạn muốn chăm sóc vết thương hở tại nhà đảm bảo an toàn và không để lại sẹo, dưới đây là 10 bí quyết dành riêng cho bạn:
2.1. Dùng ngay kem bôi vết thương hở Scargel Plus
Mức giá tham khảo: 380.000 VNĐ/20ml
Scargel Plus là sản phẩm kem bôi ngay khi vết thương còn ướt đến từ nhãn hàng DottorPrimo. Hiểu được lo lắng của người tiêu dùng, nhãn hàng muốn đem lại một loại gel chuyên dụng giúp chăm sóc vết thương hở nhanh lành, đồng thời không để lại sẹo trên da làm mất thẩm mỹ.
Scargel Plus được chiết xuất từ nhiều thành phần thiên nhiên lành tính như nha đam, chiết xuất hành tây, tinh dầu hoa hướng dương, collagen thủy phân… và công nghệ độc quyền Neozone 4000 để mang lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm tối ưu. Cùng với đó là tái tạo và phục hồi tế bào tổn thương nhanh chóng.
Gel bôi Scargel Plus giúp vết thương nhanh liền, hỗ trợ điều trị mọi loại sẹo ngay khi còn ướt
Bôi kem chống sẹo sau cắt mí là phương pháp giúp ngăn ngừa sẹo xấu hữu hiệu. Theo đó, vùng da quanh mắt khá nhạy cảm nên bạn cần lựa chọn loại kem trị sẹo lành tính, nhẹ dịu. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn TOP 7 kem…
2.2. Nha đam – Thần dược chữa trị vết thương ướt
- Công dụng: Nha đam có đặc tính chống viêm hiệu quả cũng như làm dịu, giảm ngứa cho da.
- Cách thực hiện: Bạn loại bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần thịt nha đam, xay nhuyễn rồi thoa trực tiếp lên vết thương.
Nha đam có công dụng làm dịu, mềm mịn da cũng như giảm ngứa ngáy khi lên da non rất tốt
2.3. Đừng quên sát khuẩn bằng nước muối đều đặn
- Công dụng: Nước muối thẩm thấu vào tế bào tổn thương làm cho vi khuẩn mất nước để tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn nhiễm khuẩn.
- Cách thực hiện: Rửa vết thương trực tiếp với nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ và không gây đau rát
2.4. Bôi ngay mật ong để nhanh liền vết thương
- Công dụng: Mật ong là thành phần thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong điều trị vết thương hở, mật ong kích thích hoạt động miễn dịch trong tế bào và đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
- Cách thực hiện: Bạn dùng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vết thương. Sau đó, đậy kín lại bằng băng gạc y tế để mật ong thẩm thấu dần.
Mật ong là một sản phẩm tuyệt vời dành cho hệ miễn dịch và đề kháng của con người
2.5. Giấm táo – chất ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả
- Công dụng: Giấm táo cũng là một trong những thành phần tự nhiên có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
- Cách thực hiện: Bạn cho 2 – 3 thìa giấm táo pha loãng với nước ấm và đắp trực tiếp lên trên miệng vết thương trong 30 phút.
Giấm táo giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cho vết thương rất hiệu quả
2.6. Đánh bại vết thương hở bằng bột nghệ
- Công dụng: Thành phần curcimin trong bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ cũng như thúc đẩy lên da non nhanh chóng. Đồng thời, còn hỗ trợ làm sáng và đều màu da.
- Cách thực hiện: Bạn trộn 1 muỗng bột nghệ với ½ hộp sữa chua không đường để đắp lên da trong 15 phút hoặc pha loãng với nước ấm đắp lên vết thương.
Bột nghệ là thần dược của phái đẹp trong điều trị vết thương hở và trị sẹo
Kem nghệ chữa sẹo lồi là một liệu pháp được ví là “đa zi năng” mà mọi người truyền tai nhau vì cho rằng nghệ có thể làm mờ sẹo, ngừa cả thâm và làm trắng da. Nhưng liệu việc sử dụng kem nghệ để điều trị sẹo có thật…
2.7. Điều trị tổn thương cho da tại nhà bằng tỏi
- Công dụng: Tỏi là một nguyên liệu luôn có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình. Ngoài công dụng để tạo mùi thơm cho món ăn, tỏi còn có công dụng cầm máu và kháng viêm tốt.
- Cách thực hiện: Bạn giã nhuyễn 2 – 3 tép tỏi rồi trộn với nước hoặc mật ong. Sau đó, bôi trực tiếp lên vết thương rồi buộc lại bằng băng gạc y tế.
Đắp tỏi lên vết thương giúp cầm máu rất hiệu quả
2.8. Dùng trà hoa cúc để vết thương nhanh lành
- Công dụng: Hoạt chất trong hoa cúc có công dụng làm dịu, giảm sưng tấy.
- Cách thực hiện: Bạn ngâm trà hoa cúc túi lọc trong cốc nước ấm 15 phút rồi đắp nước này lên miệng vết thương và băng lại, để qua đêm.
Đắp trà hoa cúc lên vết thương giúp làm dịu và giảm sưng nhanh chóng
2.9. Xử lý vết thương bằng dầu tràm và tinh dầu bạc hà
- Công dụng: Dầu tràm và tinh dầu bạc hà đều có tác dụng giảm sưng viêm hiệu quả và hoạt động như thuốc sát trùng để ngăn ngừa viêm nhiễm cho da.
- Cách thực hiện: Đối với tinh dầu tràm, bạn có thể bôi trực tiếp lên miệng vết thương để kháng khuẩn. Đối với tinh dầu bạc hà, bạn chỉ nên lấy một vài giọt chấm xung quanh miệng vết thương vì nếu thoa trực tiếp thì có thể gây kích ứng.
Tinh dầu tràm và tinh dầu bạc hà có công dụng kháng khuẩn tương tự nước muối sinh lý nên ngăn ngừa viêm nhiễm tối ưu
3. Cần làm gì để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo?
Để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo, bạn cần đặc biệt ghi nhớ một vài lưu ý sau:
- Dùng kem bôi sẹo ngay khi vết thương còn ướt để liền thương nhanh chóng cũng như tránh tăng sinh collagen quá mức khiến hình thành sẹo.
- Vệ sinh vùng vết thương kỹ càng bằng nước muối (hoặc cồn, oxy già…) giúp diệt sạch vi khuẩn và hạn chế viêm nhiễm.
- Không mang quần áo bó sát vì sẽ làm vết thương đau rát, lâu liền và có thể rách lớn hơn.
- Không ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm dễ mưng mủ, làm sẹo như rau muống, hải sản, xôi nếp…
Trên đây là TOP 9 cách chăm sóc vết thương mau lành tiết kiệm, dễ thực hiện ngay tại nhà. Nhìn chung, vùng da tổn thương cực kỳ nhạy cảm nên bạn cần phải lưu ý vệ sinh và chăm sóc kỹ càng để hạn chế tối thiểu nhiễm trùng và để lại sẹo sau này.