Cách chữa chín mé hiệu quả tại nhà

Tác giả: huong

Chín mé là một trong những bệnh lý ngoài da, thường xuất hiện với triệu chứng nhiễm trùng có mủ, áp xe ở các vùng đầu múp ngón tay, ngón chân, gây ngứa ngáy, sưng rát. Tình trạng chín mé không được điều trị đúng cách thường dẫn đến tình trạng tái diễn, gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt.

Cách chữa chín mé hiệu quả tại nhà

Chín mé là gì?

Chín mé là một triệu chứng bệnh lý da liễu với các biểu hiện viêm, sưng mủ quanh móng chân, móng tay do các loại vi khuẩn lạ (tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn đường ruột, vi nấm…) xâm nhập cùng một lúc tại những điểu cắt tỉa sâu vào da khi làm móng. Nếu chân và tay không được giữ vệ sinh cẩn thận, cắt móng quá sâu sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bị chín mé.

Tình trạng chín mé không quá nghiêm trọng nhưng nếu không giữ vệ sinh đúng cách trong thời gian điều trị, bệnh vẫn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết…

Triệu chứng của chín mé

Từ thời điểm xuất hiện cho đến khi lành triệu chứng chín mé thường kéo dài từ 1-2 tuần, tùy thuộc vào quá trình điều trị và vệ sinh đúng cách, hiệu quả chữa lành sẽ nhanh hơn.

– Giai đoạn chớm viêm: kéo dài từ 1-3 ngày, thấy xuất hiện các điểm mủ vàng ở chỗ sưng bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn, tấy đỏ và ngứa, khá nhức và khiến ngón tay cảm thấy cứng, khó cử động.

– Giai đoạn viêm lan tỏa: xuất hiện từ ngày thứ 4 – ngày thứ 7, điểm viêm lan rộng quanh ngón tay, cảm giác nhức nhối tăng nhiều, đau giật thậm chí xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.

– Giai đoạn tụ mủ: vết sưng xuất hiện mủ kèm theo sưng đỏ, nhức nhối.

– Giai đoạn tan mủ: mủ tan dần, giảm sưng và viêm, ngón tay hoặc ngón chân cử động lại được như bình thường.

Cách chữa chín mé

Chín mé có thể tự chữa trị tại nhà, kết hợp với một số loại thuốc đặc trị do bác sĩ cung cấp để đẩy nhanh hiệu quả. Trong giai đoạn điều trị, nên hết sức lưu ý đến cách thức vệ sinh để hạn chế khả năng vi khuẩn tiếp tục xâm nhập có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng.

Cách chữa chín mé hiệu quả tại nhà
Cắt móng tay móng chân đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ bị chín mé

– Lưu ý vệ sinh sạch sẽ nơi bị chín mé bằng cách sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng hoặc bôi loại mỡ kháng sinh như axit fusidic, mupirocin…

– Chín mé mưng mủ nhiều nên rạch thoát mủ bằng cách dùng kim (có khử trùng) để đẩy mủ ra hết, khử trung với nước muối sạch. Nếu bác sĩ yêu cầu nên kết hợp sử dụng thêm kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ chống viêm.

– Tình trạng chín mé nghiêm trọng, thời gian bị kéo dài, mủ sưng đau, viêm nên tìm khám bác sĩ và chụp X-quang để được kiểm tra cụ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ bị chín mé

Vệ sinh đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa chín mé hiệu quả, có thể thực hiện các giải pháp sau:

– Đảm bảo giữ tay chân sạch sẽ hằng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

– Hạn chế ngâm chân, tay quá lâu trong nước,

– Thay tất (vớ) chân thường xuyên, hạn chế sử dụng tất (vớ) ướt.

– Không đi chân trần trên mặt đất và nên vệ sinh chân sạch sẽ nếu đã đi chân trần.

– Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón thường xuyên cũng như nên chọn lợi giày vừa với kích thước chân, không mang lại quá chật.

– Khi cắt móng chân, tay không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở 2 cạnh ngón chân, ngón tay. Đảm bảo luôn giữ cho đầu móng luôn dài hơn da, ngăn chặn góc móng đâm vào da rất dễ gây tổn thương.

– Khi bị trầy xước đầu ngón chân, ngón tay nên vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc sát trùng, đang băng gạc nếu cần nếu có chấn thương.

Tình trạng chín mé có thể tự lành nếu ở mức độ nhẹ. Tuy vậy nên hết sức lưu ý đến cách thức vệ sinh, đặc biệt nếu chín mé sưng mủ nhiều cần chích mủ để ngăn ngừa nguy cơ bị áp xe nghiêm trọng.

Theo khoe.online tổng hợp