Theo số liệu chưa đầy đủ từ Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng, từ đầu năm 2017 đến nay, tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố ghi nhận có hơn 1.000 ca mắc các bệnh qua đường hô hấp. Tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng đã có những ca bệnh thủy đậu nặng dù đây chỉ mới là thời điểm vào đầu mùa bệnh.
Xuất hiện những ca thủy đậu nặng
Tại Đà Nẵng, số lượng bệnh nhân thủy đậu tại đây là 102 ca, có nguy cơ lây lan thành dịch trên khắp địa bàn thành phố. Theo anh N.L.B (trú Q.Sơn Trà) cho hay mặc dù cậu con trai 5 tuổi của anh đã chích ngừa đủ mũi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước đó 2 năm, nhưng sau tết Nguyên đán, cháu vẫnmắc bệnh thủy đậu. Vợ chồng anh B. đưa cháu đến bệnh viện tư nhân tại Đà Nẵng khám thì bác sĩ cho biết dù đã tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu, nhưng nguy cơ mắc bệnh này của trẻ vẫn cao, chỉ khoảng 90% là đảm bảo hệ miễn dịch đối với bệnh này. Bác sĩ cho thuốc và căn dặn cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh điều trị cho cháu tại nhà.
Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…
Trao đổi với bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng, bác sĩ Thạnh cho rằng việc trẻ tiêm ngừa vắc xin thủy đậu những vẫn mắc bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhờ chích ngừa sẽ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp khả năng miễn dịch của cơ thể được lâu hơn, hạn chế tối đa các biến chứng cơ thể có thể mắc phải; người tiêm ngừa thì bệnh cũng nhẹ hơn những người không được tiêm ngừa. Cũng theo bác sĩ Thạnh, hiện bệnh nhân mắc thủy đậu thường có tâm lý đi khám bác sĩ tư và điều trị tại gia đình, chỉ khi có biến chứng nặng mới mang đến bệnh viện.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ em bị thủy đậu dù đã được tiêm phòng cũng đang có dấu hiệu tăng cao. Được biệt, các bác sĩ đang điều trị một trường hợp bệnh nhi chỉ mới 20 ngày tuổi, bị mắc thủy đậu, tình trạng nặng. Được biết, mẹ của em bé bị thủy đậu rồi lây sang con. Tương tự, một trường hợp khác, bé gái 13 tuổi bị thủy đậu “tấn công” khắp cơ thể. Theo lời mẹ của bệnh nhi, ở nhà không có ai mắc bệnh trước đó, ở trường cũng không. Như vậy, theo ý kiến của bác sĩ, nhiều khả năng bé đã tiếp xúc với siêu vi trong cộng đồng. Trước đó, trong tháng 1, TP.HCM cũng đã xuất hiện ổ dịch thủy đậu tại khu chế xuất Tân Thuận (quận 7).
Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu có những biểu hiện triệu chứng khá giống nhau, khiến nhiều người lầm tưởng 2 loại bệnh này là một. Thực chất bệnh đậu mùa và thủy đậu do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương…
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết: Hiện vào mùa của bệnh thủy đậu. Bệnh thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay đã có nhiều ca bệnh nhập viện. Cụ thể, riêng tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, đã có h
ơn 24 ca, một số ca nặng. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh do phụ huynh lây sang.
Nguy cơ lây lan nhanh không kiểm soát
Với những con đường lây nhiễm đơn giản như qua đường hô hấp, qua tiếp xúc da, tỷ lệ các ca nhiễm bệnh thủy đậu rất dễ tăng cao chỉ trong thời gian ngắn.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo: Người mắc bệnh thủy đậu dù chưa có biểu hiện nổi mụn trên da (đang trong thời gian ủ bệnh) đã có thể phát tán vi rút ra xung quanh qua đường hô hấp, nước bọt.
Ngoài ra mụn nước nổi trong họng, trong mắt và nổi rất nhanh. Khi trẻ khóc, ho, vi rút bắn ra xung quanh lây cho cả trẻ khác và cả người lớn chưa chích ngừa.
“Hiện nay, tình trạng nhiều người lớn chưa được chích ngừa hoặc trước đó bị mắc bệnh rồi về lây lại cho con trẻ. Một người bị bệnh có thể sẽ lây cho cả nhà, nếu những người trong gia đình chưa được chích ngừa hoặc chưa bị nhiễm bệnh trước đó”, bác sĩ Khanh cảnh báo.
Ngoài ra, vi rút thủy đậu cũng có thể truyền từ mẹ sang thai nhi và có thể gây ra dị tật bẩm sinh, thậm chí sẩy thai. Vì vậy, bác sĩ khuyên phụ nữ dự định có thai nên làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Chích ngừa thủy đậu 1-3 tháng trước khi có ý định mang thai.
Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch và không bị lại lần hai. Bệnh có thể điều trị ngoại trú tại nhà, không cần nhập viện, tuy nhiên phải điều trị và chăm sóc đúng cách để không bị biến chứng.
Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Việc không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tiếp xúc thường xuyên với người bị thủy đậu…
Chủ quan trong công tác tiêm phòng
Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào, nhưng nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan trong các công tác tiêm phòng, dẫn đến tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, khiến nhiều con trẻ sinh ra các phản ứng biến chứng nặng khi mắc bệnh.
Trao đổi với bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng, bác sĩ Thạnh cho rằng việc trẻ tiêm ngừa vắc xin thủy đậu những vẫn mắc bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhờ chích ngừa sẽ tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp khả năng miễn dịch của cơ thể được lâu hơn, hạn chế tối đa các biến chứng cơ thể có thể mắc phải; người tiêm ngừa thì bệnh cũng nhẹ hơn những người không được tiêm ngừa. Cũng theo bác sĩ Thạnh, hiện bệnh nhân mắc thủy đậu thường có tâm lý đi khám bác sĩ tư và điều trị tại gia đình, chỉ khi có biến chứng nặng mới mang đến bệnh viện.
Bệnh thủy đậu xuất hiện do cơ thể bị nhiễm loại virus có tên Varicella Zoster. Các triệu chứng thủy đậu thường gây phiền toái cho người bệnh khi gây ra các nốt mụn nước trên làn da, đòi hỏi người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc…
“Tại các Trung tâm Y tế dự phòng luôn có sẵn vắc xin ngừa thủy đậu, nhưng thuộc nhóm tiêm dịch vụ, không phải vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên nhiều phụ huynh chưa thực hiện tiêm cho trẻ. Chưa kể, nhiều phụ huynh có tâm lý lo ngại biến chứng mũi tiêm nên chưa cho con chích ngừa, đến khi dịch bùng phát thì mới mang con ồ ạt đi chích, nhưng ở thời điểm này thực sự mũi tiêm không hiệu quả”, bác sĩ Thạnh nhấn mạnh và cho biết thủy đậu là vắc xin an toàn, ít có biến chứng, nhưng nếu bệnh nhân đã ủ bệnh trong 10 – 14 ngày mà thực hiện tiêm ngừa sẽ có nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, trẻ đã bị thủy đậu 1 lần vẫn có nguy cơ mắc nếu tiếp xúc với một lượng lớn vi rút bệnh trong khi thể trạng yếu. Người lớn vẫn có nguy cơ lây thủy đậu không riêng gì trẻ nhỏ, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn lây chéo là một việc làm hết sức quan trọng; bệnh nhân mắc thủy đậu cần cách ly đảm bảo. rong tiết đông xuân, không riêng gì thủy đậu mà đối với các bệnh theo mùa và lây qua đường hô hấp còn có các loại cúm, sởi, rubella, quai bị… và đều có khả năng gia tăng nếu không có cơ chế phòng ngừa hiệu quả”. Theo đó, ngoài vắc xin phòng bệnh đặc hiệu thông qua tiêm ngừa, cần tăng cường thể trạng cho trẻ, trời lạnh thì mặc ấm và tránh đến những nơi đông người, cách ly với người có bệnh để tránh lây lan. Người đã mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị, tránh di chứng, biến chứng, tránh lây lan cho cộng đồng.”
Theo khoe.online tổng hợp