Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là nguy hiểm không?

Tác giả: admin

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể là triệu chứng nhận biết của nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm. Nếu không điều trị ngay từ sớm và áp dụng đúng phương pháp, người bệnh khó vận động bình thường, thậm chí là đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động.

1. Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì tay chân là cảm giác mọi đầu ngón tay và ngón chân đều tê buốt và châm chích như kiến bò. Lâu ngày, tần suất cơn đau dày đặc hơn và lan rộng dần ra toàn bộ chi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mạch máu và thần kinh đang bị chèn ép, khiến cho máu không thể lưu thông. Tình trạng này nếu xuất hiện cùng với các triệu chứng đau nhức vùng cổ – vai gáy hoặc vùng thắt lưng thì có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như:

  • Thoái hóa cột sống

Là hiện tượng viêm xương khớp, tập trung ở đốt sống cổ và cột sống ngực. Thoái hóa cột sống có các biểu hiện rõ rệt như đau cứng cơ ở lưng – cổ – vai gáy, tê bì chân tay, kèm theo mệt mỏi, đau đầu… Nguyên nhân chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên, hoặc bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không đúng cách, chế độ ăn uống chưa lành mạnh hay chấn thương.

  • Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống đè ép vào ống sống hoặc các rễ dây thần kinh gây ra cơn đau âm ỉ, nhức mỏi, tê và yếu hai chi tay – chân, khiến cho việc cử động và thay đổi tư thế gặp khó khăn. Nguyên nhân của căn bệnh này xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học, làm việc sai tư thế, thường xuyên lao động nặng hay ngồi/đứng quá lâu. 

  • Viêm khớp dạng thấp

Xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn (do tuổi tác hay di truyền), tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh bên trong cơ thể. Triệu chứng cơ bản để người bệnh nhận biết viêm khớp dạng thấp là khớp sưng tấy và đau đớn, khó khăn khi cử động và biến dạng khớp. 

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp với dấu hiệu đau nhức và tê bì tay chân, xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới ở độ tuổi trung niên.
  • Tiểu đường

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính, liên quan đến sự thay đổi bất thường của hàm lượng đường trong máu (glucose) vì người bệnh bị thừa cân/béo phì, ít vận động hay di truyền trực tiếp từ người thân trong gia đình. Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên sẽ có một vài điểm chung như mệt mỏi, hoa mắt, vết thương lâu lành, viêm khớp, loãng xương…

2. Đối tượng thường xuyên đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Ai sẽ đối mặt với nguy cơ mắc chứng tê nhức chân tay? Dưới đây là 5 đối tượng có nguy cơ cao nhất:

  • Người cao tuổi

Người từ 50 tuổi trở lên sẽ có chất lượng xương suy giảm nghiêm trọng cùng sự bào mòn sụn khớp quá mức, dẫn đến tình trạng đau nhức và tê cứng khớp tay, khớp chân khi di chuyển và thay đổi tư thế. 

  • Người làm công việc nặng

Lao động nặng thường xuyên khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, gây tắc nghẽn lưu thông máu. Đồng thời, các khớp bị ma sát liên tục nên không đủ thời gian tái tạo và phục hồi nên rất dễ đau nhức. 

  • Nhân viên văn phòng

Là đối tượng thường xuyên ngồi quá lâu, ít vận động và cử động tay chân hạn chế, vì thế dễ mắc đau nhức xương khớp tê bì tay chân. 

  • Người mắc các bệnh mãn tính

Một số bệnh lý có liên quan mật thiết đến đau và tê chân tay như hội chứng ống cổ tay, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…  

Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc sai tư thế
Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc sai tư thế và ít vận động nên dễ mắc các bệnh lý xương khớp.

3. Đau nhức xương khớp tê bì tay chân có nguy hiểm không?

Thoạt đầu, tình trạng đau tê bì chân tay chỉ đơn thuần là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và mất cảm giác tạm thời nên người bệnh thường “ngó lơ” và bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu nhận biết của vô vàn bệnh lý nghiêm trọng, liên quan trực tiếp đến xương khớp và khả năng vận động như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp,…   

Chính vì lẽ đó, người bệnh nên lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời. 

4. Chữa tê bì tay chân bằng thuốc: Nên hay không?

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc được chỉ định để giảm bớt cơn đau như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc các loại vitamin và khoáng chất bổ sung. Mặc dù thế, dùng thuốc chỉ là một giải pháp tức thì làm dịu cơn đau nhưng không thể điều trị dứt điểm nguồn gốc bệnh lý nên khả năng tái phát bệnh trong tương lai rất cao. 

Hơn thế nữa, nếu người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng suy yếu, ngộ độc,… 

Dùng thuốc giảm đau không phải là một giải pháp tốt
Dùng thuốc giảm đau không phải là một giải pháp tốt để chữa khỏi bệnh lý tê nhức tay chân.

5. Một số cách hỗ trợ điều trị đau nhức không dùng thuốc an toàn, hiệu quả

Hiểu rõ các tác hại khôn lường khi điều trị tê bì tay chân bằng thuốc, gần đây, người bệnh ưu tiên chọn lựa các phương pháp khắc phục bệnh theo phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật”.  Dưới đây là 4 cách hỗ trợ chữa trị hữu hiệu, được nhiều bệnh nhân áp dụng: 

5.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có vai trò cải thiện và phục hồi chức năng của cơ thể, giúp người bệnh vượt qua cơn đau nhẹ nhàng mà không cần dùng đến thuốc. 

Về cơ bản, vật lý trị liệu gồm 2 hình thức chính là vật lý trị liệu chủ động (như bài tập bổ trợ kết hợp các thiết bị hỗ trợ) và vật lý trị liệu bị động (như sử dụng liệu pháp nhiệt, sóng âm, kích thích điện hay xoa bóp). 

5.2. Trị liệu Thần kinh Cột sống

Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic là một phương pháp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp được thực hiện dựa trên mối liên hệ mật thiết giữa nhóm cơ – xương – khớp với hệ thần kinh trung ương và toàn bộ cơ thể người bệnh. Theo đó, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện nắn chỉnh cột sống, đưa các khớp xương về đúng vị trí, từ đó giải phóng thần kinh, làm giảm triệu chứng đau nhức, tê cứng. 

Địa chỉ Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic uy tín, tận tâm – Phòng khám ACC 

Phòng khám ACC là phòng khám tiên phong chữa trị dứt điểm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay bằng cách áp dụng liệu trình điều trị đa phương pháp tối ưu, cụ thể là kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Với cách thực hiện này, phòng khám đã chữa thành công hoàn toàn cho hơn hàng ngàn trường hợp mắc bệnh. 

Thêm vào đó, ACC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 100% nước ngoài, giàu kinh nghiệm, giúp bệnh nhân kiểm tra và chẩn đoán chính xác căn nguyên bệnh lý. Qua đó, dễ dàng lên phác đồ điều trị tận gốc cơn đau chuyên biệt theo thể trạng của mỗi người. 

Nổi bật hơn hết là sự hỗ trợ đặc biệt từ các trang thiết bị tân tiến như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac…  nhằm “loại bỏ” cơn đau hữu liệu.

Bác sĩ chuyên môn cao tại ACC
Bác sĩ chuyên môn cao tại ACC sẽ tiến hành chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp nhất với từng trường hợp bệnh riêng biệt.

5.3. Massage

Massage là một phần của y khoa hỗ trợ khắc phục đau nhức xương khớp. Bởi, massage đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh như kích thích lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện chức năng miễn dịch. 

Bệnh nhân hãy chủ động massage tay – chân đều đặn 20 – 30 phút mỗi ngày ngay khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. 

5.4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Để xương khớp nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần bổ sung thực phẩm tốt cho chức năng xương khớp như sữa, phô mai, rau lá xanh, các loại đậu, bánh mì hay các loại cá. Cùng với đó, cần tránh tiêu thụ nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán…

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay tuy không phải là một bệnh lý “đe dọa” trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng vận động nhưng cần phải được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán từ sớm để xác định nguy cơ bệnh lý tiềm tàng và tìm ra giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm bài viết trên báo VnExpress: Đau nhức xương khớp tê bì chân tay nguyên nhân do đâu?