Đau đầu gối khi leo cầu thang là bệnh gì? Cách cải thiện hiệu quả
Tác giả: admin
Đau đầu gối khi leo cầu thang khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiêm trọng hơn cơn đau còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nghiêm trọng về xương khớp sau này. Vậy đâu là nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đau đầu gối khi leo cầu thang là bệnh gì?
Đau đầu gối khi leo cầu thang là xảy ra khi khớp gối cử động mạnh, tăng áp lực lên dây chằng và mô xung quanh gây cảm giác đau nhức. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu rồi biến mất hoặc có thể chuyển nặng theo thời gian. Ngoài ra, tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp như:
1.1. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa của cơ thể, khiến các khớp gối cọ xát nhiều với dây thần kinh. Bên cạnh đó, người trẻ cũng dễ mắc bệnh này nếu vận động quá mức, thiếu hụt canxi…Thoái hóa khớp gối làm cho khớp gối bị tổn thương, đau nhức, kèm theo tiếng lạo xạo trong ổ khớp.
1.2. Viêm khớp cấp và mãn tính
Viêm khớp là tình trạng sụn bị bào mòn làm tăng ma sát giữa các khớp xương dẫn đến tổn thương dây chằng và dịch bên trong ổ khớp. Bệnh sẽ khiến khớp gối sưng đỏ, đau nhức, viêm tấy… Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển thành mãn tính, khó chữa trị dứt điểm.
1.3. Chấn thương khớp
Sụn gối bị tổn thương, rách, vỡ là những chấn thương gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh. Bệnh nhân nên chú ý và thăm khám kịp thời nếu gặp phải các chấn thương này.
1.4. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng biểu hiện qua các dấu hiệu như khớp sưng đỏ, nóng, phù nề, tê cứng, khó khăn đi lại… Bệnh có nguy cơ tái phát rất cao và chuyển nặng theo thời gian nên bệnh nhân cần thăm khám và điều trị kịp thời.
1.5. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi bao hoạt dịch bị tổn thương không thể làm nhiệm vụ bảo vệ khớp gối và điều tiết dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển nặng dịch nhầy sẽ tràn khỏi bao hoạt dịch dẫn đến tổn thương sụn, tổn thương cơ xương khớp…
1.6. Khô khớp gối
Khô khớp gối là tình trạng giảm tiết dịch khớp gối khiến ổ khớp không được bôi trơn dẫn đến cảm giác đau nhức, khó chịu khi co duỗi đi lại nhất là khi lên, xuống cầu thang.
Nhìn chung, đau đầu gối khi leo cầu thang là hệ quả của nhiều bệnh lý. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán sớm để kịp thời đưa ra giải pháp cải thiện bệnh.
2. Cách chẩn đoán viêm, đau đầu gối khi leo cầu thang
Nếu cảm thấy đau gối khi leo cầu thang, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám đa khoa để thăm khám. Dưới đây là các cách chẩn đoán viêm, đau đầu gối khi leo cầu thang thường được thực hiện:
- Khám lâm sàng: Với cách này, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá bệnh lý thông qua tiền sử bệnh lý, các biểu hiện khác thường khi đứng lên, ngồi xuống… của bệnh nhân.
- Kiểm tra hình ảnh: Thông qua hình ảnh chụp X – Quang, chụp CT, MRI, siêu âm…bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau xương, khớp cũng như đánh giá mức độ tổn thương.
- Một số phương pháp khác: Ngoài hai cách trên, người bệnh còn được chỉ định xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu…nhằm xác định chính xác về tình trạng bệnh.
3. Cách cải thiện tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang
Dưới đây là một số phương pháp trị liệu hỗ trợ giảm bớt cơn đau đầu gối khi leo cầu thang mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Cách điều trị đơn giản tại nhà
Điều trị tại nhà phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, đau do các chấn thương, vận động quá mức. Bạn có thể chườm lạnh nhằm giảm đau, giảm viêm hoặc chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ thư giãn. Tuy nhiên, cách này chỉ làm giảm triệu chứng, xoa dịu cơn đau, nếu các triệu chứng đau nhức vẫn không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nhé.
3.2. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc giảm đau gối khi leo cầu thang thường được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm (Paracetamol, thuốc chống viêm không chứa Steroid), thuốc chống thoái hóa (Diacerein, MSM, Chondroitin) và thuốc tiêm (Corticosteroid và Acid hyaluronic). Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ làm giảm cơn đau tạm thời, không tác động đúng vào gốc rễ gây bệnh và dễ làm người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Chính vì thế, nếu sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng sức khỏe.
3.3. Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị đau khớp gối được giới y học đánh giá cao. Với cách áp dụng các bài tập giảm áp lực lên khớp gối, kết hợp cùng các thiết bị y khoa hiện đại như sóng siêu âm, nhiệt, điện dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
3.4. Trị liệu thần kinh cột sống
Hiện nay, trong điều trị các bệnh lý xương khớp, Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được xem là phương pháp tối ưu dành cho người bệnh bởi vừa cải thiện hiệu quả cơn đau, vừa không gây ra tác dụng phụ hay biến chứng khi thực hiện.
Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị không xâm lấn. Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh xương khớp bằng tay, điều chỉnh đứng vị trí các đốt sống bị sai lệch và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và ngăn ngừa tái phát.
Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) vào điều trị các bệnh xương khớp, chẳng hạn như đau đầu gối. Để chữa trị đau đầu gối hiệu quả, bác sĩ ở ACC có thể kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu nhằm rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao hiệu quả giảm đau nhức và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
3.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng đau đầu gối quá nặng, tổn thương dây chằng chéo, rách sụn chêm. Bởi phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro cao nên bệnh nhân cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
4. Mách bạn cách phòng ngừa đau đầu gối khi leo cầu thang
Để ngăn ngừa tình trạng đau gối khi leo cầu thang, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế tư thế xấu hay duy trì một tư thế quá lâu gây áp lực lên khớp gối.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh.
- Bổ sung canxi, vitamin D3 qua thực phẩm, viên uống để xương chắc khỏe.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những bệnh lý nguy hiểm.
Đau gối khi leo cầu thang không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi mà hiện nay nhiều người trẻ cũng rất dễ mắc phải. Do đó, nếu nhận thấy bị đau đầu gối khi leo cầu thang người bệnh nên đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.