Đo điện tim và những vấn đề cần phải hiểu rõ
Tác giả: Phan Duong
Đo điện tim là cách thức để theo dõi những hoạt động của tim và dự đoán được các bệnh lý về tim mạch đang được sử dụng phổ biến ngày nay. Vậy đo điện tim như thế nào và làm sao để biết được mình có bị bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thế nào là đo điện tim?
Đo điện tim hay còn gọi là điện tâm đồ (ECG) là một kiểu xét nghiệm, ghi lại những hoạt động của tim bởi những miếng điện cực nhỏ được bác sĩ gắn vào da ngực, chân và cánh tay. Những xung điện do tế bào cơ tim phát ra được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp xúc ngoài da.
Đo điện tim được thực hiện nhanh chóng, an toàn và không gây đau đớn
2. Mục đích đo điện tim là gì?
- Đo điện tim giúp ghi lại những biến đổi của tim, từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
- Kiểm tra những dấu hiệu bất thường như cơ tim dày lên,…
- Phát hiện các dấu hiệu điện giải như lượng canxi hay kali cao hoặc thấp,…
3. Quy trình hoạt động của đo điện tim
Ở người, tim có 4 ngăn để chứa đựng và bơm máu, 2 ngăn phía trên là tâm nhĩ và 2 ngăn phía dưới là tâm thất.
Các tế bào trong ngăn tim tạo ra một xung điện khi tim bắt đầu co bóp. Những xung điện này đi qua tim theo hệ thống dẫn truyền và đo điện tim sẽ ghi lại các tín hiệu này. Những bệnh như rối loạn nhịp tim có thể được phát hiện sau khi đo điện tim. Chính vì vậy mà phương pháp đo điện tim được sử dụng nhiều tại các bệnh viện và phòng khám, giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị.
Khi tiến hành đo điện tim, bác sĩ sẽ gắn 10 điện cực với miếng dính vào da cánh tay, chân và ngực. Sau khi đo, bác sĩ sẽ xem sóng đồ thị và cho biết kết quả trong cùng ngày thực hiện xét nghiệm hoặc vào lịch hẹn khám tiếp theo. Nếu kết quả có dấu hiệu bất thường ở tim, người bệnh sẽ tiếp tục làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán tùy theo chỉ định của bác sĩ.
4. Đối tượng đo điện tim
- Gia đình có tiền sử bị các bệnh về tim mạch
- Chuẩn bị phẫu thuật
- Từng bị bệnh lý về tim trong quá khứ
- Cơ thể xuất hiện đau ngực hoặc tim đập bất thường
- Cảm thấy trong người không khỏe hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh
- Người cao tuổi
- Người bị huyết áp cao, đái tháo đường,…
5. Những lưu ý khi đo điện tim
Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích và hướng dẫn các bước khi tiến hành xét nghiệm.
Bệnh nhân cần đưa ra những triệu chứng mà mình gặp phải, tiền sử bệnh của gia đình, các bệnh lý đang mắc phải, thuốc hay thực phẩm chức năng đang sử dụng và những căng thẳng trong cuộc sống.
Đo điện tim là phương pháp không gây hại tới sức khỏe, không liên quan đến bữa ăn nên không cần nhịn đói khi làm xét nghiệm.
Khi đo điện tim người bệnh cần nằm yên, không đeo các trang sức kim loại, tay và chân duỗi thẳng, thả lỏng cơ thể và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phụ thuộc vào kết quả đo điện tim mà bác sĩ sẽ cho xét nghiệm trong nhiều lần.
6. Nên đo điện tim ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Lựa chọn địa điểm đo điện tim uy tín rất quan trọng, như vậy người bệnh mới có thể biết được chính xác mình đang mắc bệnh gì và có cách chữa trị phù hợp, tránh làm tình trạng sức khỏe xấu đi.
Hệ thống phòng khám CarePlus là địa chỉ được nhiều người yêu thích và tin tưởng gửi gắm sức khỏe của mình. Phòng khám có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt đi kèm mức giá hợp lý. Bác sĩ tận tâm, nhiệt tình tư vấn, chăm sóc cho khách hàng và cơ sở vật chất hiện đại.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế
CarePlus có 2 phương pháp đo điện tim cải tiến là đo điện tim gắng sức (ECG Stress Test) và Holter ECG cùng các gói dịch vụ kiểm tra và tầm soát bệnh lý về tim mạch, có tính vượt trội hơn so với những phòng khám khác. Hỗ trợ tối đa trong việc chăm sóc sức khỏe cho khách hàng.
Với những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về đo điện tim và những vấn đề cần lưu ý. Hơn nữa, bạn nên khám sức khỏe định kỳ và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa những bệnh về tim mạch nhé.