Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng không ngờ

Tác giả: sites

Giấc ngủ là một hoạt động tự nhiên không thể thiếu của con người. Trong giấc ngủ, sự vận động, và các cơ quan được trạng thái nghỉ ngơi. Giấc ngủ có một vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe giúp cơ thể phục hồi, tái tạo năng lượng. Thời gian của một giấc ngủ ở một người bình thường là khoảng 7-8 tiếng. Một giấc ngủ được xem là chất lượng khi ngủ đủ giờ, ngủ sâu, khỏe khoắn khi thức dậy. Thời gian của giấc ngủ cũng giảm dần theo độ tuổi. Việc mất ngủ hay giấc ngủ không ngon sẽ dẫn đến những tác hại nhất định đến sức khỏe và không thể bị xem thường.

mất ngủ

Những biểu hiện của dấu hiệu bệnh mất ngủ

Các  triệu chứng thể hiện việc mất ngủ có thể kể đến như sau:

  • Khó ngủ, trằn trọc, khó duy trì giấc ngủ tới sáng, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn.
  • Dậy quá sớm, ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi.

Việc mất ngủ kéo dài sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe. Ở mức độ nhẹ, mất ngủ có thể gây nên cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ, thần sắc kém linh hoạt. Nghiêm trọng hơn là sự mệt mỏi kéo dài, trầm cảm, giảm tập trung, cáu gắt, ảnh hưởng đến năng suất lao động, học tập…

Ở nữ giới có tỷ lệ mất ngủ cao hơn ở nam giới đặc biệt là giai đoạn mãn kinh do sự thay đổi hormone. Người càng lớn tuổi việc mất ngủ cũng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ ở dạng nhẹ có thể do những nguyên nhân như:

  • Sự thay đổi thói quen sinh học, lịch làm việc thức ngủ thay đổi bất thường, thay đổi lệch múi giờ do du lịch công tác.
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà, rượu bia,…
  • Do ăn nhiều trước khi ngủ.
  • Do người ngủ cùng như thói quen ngáy, mộng du, hay cựa quậy…
  • Những yếu tố khác như tiếng ồn, phòng ngủ quá sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

Mất ngủ kinh niên có thể do bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần. Ví dụ như:

  • Bệnh lý viêm khớp, cao huyết áp, hen phế quản…
  • Bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, stress, nghiện chất kích thích, tâm thần phân liệt, parkison…
  • Các bệnh lý như chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du, hay gặp ác mộng cũng khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
  • Mãn kinh, kinh nguyệt, sốt, có thai, chấn thương…cũng dẫn đến việc mất ngủ kinh niên.

Làm gì để điều trị mất ngủ

Để điều trị hiệu quả chứng mất ngủ việc cần thiết là chuẩn đoán xác định nguyên nhân gây mất ngủ. Nguyên tắc để điều trị mất ngủ là loại bỏ những nguyên nhân chủ quan dẫn đến mất ngủ, tạo điều kiện để giấc ngủ diễn ra tự nhiên, dễ dàng, kết hợp điều trị bằng thuốc và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Những nguyên tắc trên được giải thích cụ thể như sau:

  • Loại bỏ hoặc hạn chế các nguyên nhân chủ quan gây chứng mất ngủ như: khi xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ ví dụ uống cà phê trước khi ngủ, ăn quá no, cay nóng, căng thẳng do công việc, thay đổi múi giờ sinh học…Việc xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể chủ động điều chỉnh thay đổi để cải thiện chứng mất ngủ mà không cần sử dụng thuốc.
  • Vệ sinh giấc ngủ: tạo môi trường giấc ngủ diễn ra tự nhiên, suông sẻ như tâm lý thư giãn khi đi vào giấc ngủ, giữ vệ sinh giường ngủ, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ phù hợp…
  • Sử dụng thuốc: những loại thuốc gây dễ ngủ như benzodiazepine cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị những bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu bằng những loại thuốc và liệu pháp phù hợp.
  • Tập thói quen có một giấc ngủ lành mạnh như: không xem TV, đọc sách, chơi điện thoại trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ. Hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng và thanh thản, không mang những suy nghĩ đến những vấn đề còn băn khoăn vào giấc ngủ.

Hy vọng bạn sẽ có lại những giấc ngủ ngon như bạn đã từng sau khi biết được những nguyên nhân cũng như cách thức điều trị chứng mất ngủ của mình. Chúc bạn luôn ngủ ngon và có một sức khỏe như mong muốn.

Theo Khoe.online tổng hợp