Mọi điều cần biết về bệnh viêm tai xương chũm
Tác giả: huong
Trong số những bệnh lý viêm nhiễm về tai thì viêm tai xương chũm được xem là một trong những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm. Triệu chứng gây ra tổn thương vùng xương chũm xung quanh sào bào – tai giữa, với thời gian viêm nhiễm kéo dài, gây ra những đau đớn và cản trở về mặt sinh hoạt cuộc sống của người bệnh.
1. Viêm tai xương chũm là gì?
Xương chũm là bộ phận cấu thành ở tai giữa, với đặc tính là loại xương xốp, chứa nhiều thông bào trong đó loại thông bào lớn nhất sẽ được gọi là sào bào. Sào bào là vị trí hòm tai thông với xương chũm, với vị trí này viêm tai xương chũm thường được nhận định là một trong những biến chứng của viêm tai giữa.
Viêm tai xương chũm là triệu chứng viêm nhiễm tổn thương lan vào khu vực xương chũm quanh sào bào và tai giữa, do vi khuẩn tấn công thông qua lớp niêm mạc hòm tai và các thông bào xương chũm. Thời gian viêm tai xương chũm thường không đến 3 tháng và nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời gian, khả năng lành bệnh sẽ không kéo dài quá 1 tuần.
Triệu chứng viêm tai xương chũm được chia làm 2 loại chính:
- Viêm tai xương chũm cấp tính.
- Viêm tai xương chũm mãn tính.
2. Nguyên nhân gây nên viêm tai xương chũm
Như đã nhắc đến, viêm tai xương chũm là một trong những biến chứng phổ biến của triệu chứng viêm tai giữa ban đầu.
Khác với tình trạng viêm tai giữa biến chứng tạo mũ do phản ứng với xương chũm, viêm tai xương chũm có những tác động gây viêm loãng xương, viêm tắc mạch máu xương và phá hủy dần các vách ngăn ngăn giữa tế bào xương, khiến các thanh xương mục dần và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
3. Những biểu hiện của triệu chứng viêm tai xương chũm
Triệu chứng viêm tai xương chũm có những biểu hiện chung như đau tai, tai có nhiều mủ đặc và ngày càng cảm thấy đau nhiều ở các vùng khác như cổ, nửa bên đầu. Bên cạnh đó, khả năng nghe của người bệnh cũng giảm dần và phần sau dái tai là xương chũm cũng sưng lên, ấn thấy đau .
Viêm tai xương chũm cấp tính
- Xuất hiện sau khi người bệnh mắc chứng viêm tai giữa khoảng 3 tuần.
- Có các triệu chứng sốt, thính lực giảm và thường mê sáng, co giật.
- Đau nhiều, đau sâu ở bên trong tai và phần xương chũm phía sau tai.
- Tai ra nhiều mũ, nặng mùi. Nặng hơn mũ có thể chảy đến các vùng nắp bình tai hoặc phía sau tai và vùng cổ dọc thoe cơ cổ ức đòn chũm gây sưng tấy vùng cổ.
Viêm tai xương chũm mãn tính
Với tình trạng viêm tai giữa và viêm tai xương chũm kéo dài, bệnh biến chứng mãn tính với những biểu hiện:
- Chảy mủ kéo dài trên 3 tháng.
- Đau nhức tai, đau nửa đầu.
- Mủ tai thối, mùi nồng hôi do có chứa cholesteatoma ăn mòn bên trong có thể lan đến sọ não.
- Trong tai có lỗ thủng rộng, sát với xương, đáy lỗ thủng bần.
- Khả năng nghe ngày càng giảm sút.
5. Điều trị viêm tai xương chũm
Viêm tai xương chũm cấp tính hay mãn tính đều gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương sọ não, liệt dây vận động cơ mặt, bị áp xe vùng cổ do mũ chảy, áp xe quanh vòm họng, mất thính lực…
Khi thấy có những biểu hiện đau, ù tai, nghe khó, sốt cao và mủ tai có dịch chảy ra nên đến các chuyên khoa tai mũi họng để được khám và chuẩn đoán kịp thời, tránh nguy cơ bệnh tái phát và lây lan nhanh.
Những trường hợp viêm tai xương chũm biến chứng, bệnh nhân sẽ phải được tiến hành phẫu thuật chữa viêm, giải phẫu xương chũm… để tránh tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng hơn.
Viêm ống tai ngoài là bệnh vô cùng phổ biến về tai. Nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Chúng ta có thể chủ động phòng tránh bệnh viêm tai ngoài một cách dễ dàng nhằm tránh các rủi…
Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu điều trị nội khoa với một số đơn thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…
Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, không cho nước vào tai, đặc biệt là nước bẩn, có vi khuẩn để tránh nguy cơ mắc chứng viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…
Viêm tai xương chũm là một trong những biến chứng nặng của triệu chứng viêm tai giữa, tỷ lệ mắc bệnh thường từ 5-10% cho thấy nguy cơ biến chứng cao do không được chữa trị kịp thời. Sử dụng thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, không nên tự chữa trị tại nhà nếu bệnh đã có những chuyển biến nguy hiểm.
Theo khoe.online tổng hợp