Viêm tuyến mang tai có phải là bệnh nguy hiểm không?

Tác giả: sites

Viêm tuyến mang tai không phải là một triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nhất định không được chủ quan với viêm mang tai vì nó có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính lực.

viêm tuyến mang tai

Viêm tuyến mang tai là gì?

Viêm tuyến mang tai là bệnh do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay vi rút Iryfluenza, Coxsackie, Parainfluenza,… hoặc do ống dẫn tuyến nước bọt bị tắc do sỏi cũng có thể gây viêm.

Viêm tuyến mang tai thường lành tính và có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chuyển biến nặng sang viêm mạn tính phì đại tuyến. Bệnh viêm tuyến mang tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không có yếu tố dịch tễ (tức không có nhiều người mắc bệnh cùng một lúc).

Phân biệt viêm tuyến mang tai và quai bị đúng cách

Nhiều triệu chứng giữa bệnh quai bị và viêm tuyến mang tai có những nét tương đồng gây ra các khó khăn khi phân biệt giữa 2 chứng bệnh này. Có không ít người khi phát sinh biểu hiện bệnh viêm tuyến mang tai nhưng lại nhầm lẫn là bị…

Biểu hiện của viêm tuyến mang tai

viêm tuyến mang tai

Khi bị viêm tuyến mang tại, người bệnh sẽ thấy vùng tuyến nước bọt mang tai bị sưng to và lan rộng ra xung quanh tuyến. Da vùng tuyến bị sưng tấy đỏ và đau. Khi nói hoặc nuốt người bệnh đều cảm thấy đau. Có hạch viêm phản ứng ở sau tai hoặc góc hàm cùng bên. Có thể có triệu chứng sốt 38 – 39 độ C. Khi ấn vào vùng tuyến mang tai cảm thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp như sau:

Viêm tuyến mang tai do sỏi

Viêm tuyến mang tai do sỏi thường sẽ bị một bên và hay tái phát. Người bệnh sẽ thường cảm thấy đau tức vùng tuyến mang tai và tăng tiết nước bọt khi nhìn thấy các đồ chua hay những món ăn ngon. Do đó, bệnh viêm tuyến mang tai do sỏi gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái. Việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến mang tai có thể sẽ cần thiết nếu trường hợp viêm do sỏi này tái phát trên 5 lần/ năm.

Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, vi rút gây ra

Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, vi rút gây ra cũng biểu hiện ở một bên. Bệnh viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, vi rút thường xuất hiện sau khi các điều kiện thuận lợi như: viêm lợi, viêm nhiễm amidan, giảm hay mất bài tiết nước bọt sau các thủ thuật gây mất nước, giảm khả năng miễn dịch do quá suy mòn hoặc dùng thuốc giảm miễn dịch, sau những đợt điều trị an thần kinh hay tăng năng giáp, rối loạn chức năng đề kháng với enzym nước bọt do viêm tụy hoại tử, chảy máu. Nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa hay phẫu thuật cấy ghép tạng, sau bệnh mèo cào cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, vi rút gây nên. Với trường hợp này tuyến mang tai sẽ sưng đau. Nhưng khi ấn vào vẫn mềm và da bao quanh tuyến nhẵn.

Cách điều trị viêm tuyến mang tai

viêm tuyến mang tai

Đối với viêm tuyến mang tai đơn thuần có thể dùng kháng sinh để chống viêm, giảm phù nề và giảm đau. Ngoài ra, có thể điều trị bổ sung bằng các loại kháng enzym.

Khi tiêm kháng sinh và corticoid trực tiếp vào tuyến nước bọt qua đường ống Stenon. Vùng tuyến sẽ giảm sưng nhanh, ít tái phát trở lại.

Nếu để muộn, không được điều trị kịp thời sau 7 – 10 ngày, bệnh viêm tuyến mang tai có thể giảm các triệu chứng và chuyển sang viêm tuyến mang tai mạn tính và tái phát sau vài tháng một lần. Với trường hợp tái phát nhiều lần như vậy sẽ làm tuyến mang tai 2 bên bị phình to bất thường, không nhỏ lại được và dẫn đến khuôn mặt bệnh nhân có thể bị biến dạng.

Do đó, bạn cần sắp xếp đặt lịch khám sức khỏe định kì để có thể theo dõi được bệnh tình của mình và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Theo Khoe.online tổng hợp