Ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại?
Tác giả: huong
Một số chị em phụ nữ thường gặp tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt mà không rõ lý do vì sao. Hiện tượng này không gây ra quá nhiều ảnh hưởng về mặt sức khỏe sinh lý và tự biến mất ở kỳ kinh sau. Hiểu rõ về nguyên nhân gây ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ về cơ thể của mình hơn.
- Chị em phụ nữ nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?
- Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mang thai có kinh nguyệt?
Giải đáp ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm?
Về cơ bản, hiện tượng ra máu màu nâu là do lượng kinh nguyệt từ tháng trước vẫn còn sót lại trong tử cung và chưa được loại thải hết cho đến kì kinh nguyệt tiếp theo. Dẫn đến hiện tượng ra máu màu nâu, đen hoặc đỏ sẫm trước khi ra kinh nguyệt đỏ như thông thường.
Theo ước tính có khoảng 5% nữ giới thường hay gặp tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt. Còn lại hầu hết nữ giới đều gặp tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh ít nhất 1 lần trong đời, hoặc đôi khi gặp phải.
Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn tự nhiên và không gây ra ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết hiện tượng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, khiến hiện tượng máu nâu xuất hiện, nhìn chung đều không đáng lo ngại, có thể kể đến:
– Đến kỳ rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh, hiện tượng dịch âm đạo màu nâu đậm sẽ xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ, từ 1-2 tuần sau xuất hiện kinh nguyệt như bình thường.
– Một số nữ giới có tử cung lớn hoặc tử cung giãn nở hơn thông thường sau khi sinh khiến máu kinh dễ tồn đọng lại và xuất ra ở kỳ kinh tiếp theo.
– Có thể là dấu hiệu cho thấy nữ giới đang mang thai, thể hiện thụ thai thành công, xảy ra sau 3-4 ngày thụ thai.
– Do tắc nghẽn lưu lượng máu kinh nguyệt gây cản trợ sự lưu thông của kinh nguyệt qua cổ tử cung, khiến máu ra khỏi âm đạo bị ảnh hưởng về màu sắc.
– Tình trạng lạc tuyến cơ tử cung, các mô niêm mạc phát triển bất thường gây hiện tượng đông máu, máu ra nhiều, thay đổi màu sắc.
– Một số máu đông vón cục tồn tại trong tử cung từ lâu đến thời điểm được loại thải kèm theo một số màu nâu kèm theo, sẽ biến mất dần khi loại thải hết.
– Rối loạn cảm xúc, căng thẳng khi sắp đến chu kỳ kinh cũng có thể làm loãng các lớp lót bên trong tử cung, làm chậm trễ quá trình phát tán tế bào nội mạc tử cung.
– Sử dụng thuốc tránh thai, tiêm steroid có chứa thành phần có thể làm đổi màu máu kinh.
Hiện tượng ra máu nâu nào đáng lo ngại?
Đôi khi ra máu nâu và tự biến mất sau 1-2 ngày không là hiện tượng đáng lo ngại.
Tuy vậy nếu tình trạng ra máu nâu diễn ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thường xuyên xuất hiện dù không rơi vào thời kì rụng trứng hoặc sắp có kinh nguyệt thì cần lưu ý kĩ. Đây có thể là những dấu hiệu của ung thư cổ tư cung, tiền mãn kinh. Viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung hoặc do mắc các bệnh lây qua đường tình dục, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nên làm gì để hạn chế tình trạng ra máu nâu
Máu nâu đôi khi xuất hiện không gây ra ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Ta cũng có thể áp dụng các giải pháp sau để hạn chế sự xuất hiện của máu nâu:
– Bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm nhiều chất xơ có trong rau củ quả, trái cây.
– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng trước khi kỳ kinh bắt đầu để có một tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái.
Tình trạng ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Tuy vậy cần theo dõi số lần xuất hiện của tình trạng này, nếu thấy hiện tượng xuất hiện nhiều, liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tìm khám bác sĩ để được kiểm tra cụ thể, tìm ra giải pháp ngăn chặn triệu chứng hiệu quả.
Theo khoe.online tổng hợp