Bệnh nam khoa thường gặp và quy trình thăm khám

Tác giả: Vương Nhi

Bệnh nam khoa là nhóm bệnh lý thuộc về bộ phận sinh dục của nam giới, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục, chức năng sinh sản. Do là một vấn đề tế nhị nên người mắc bệnh nam khoa vùng kín thường ngại chia sẻ, thăm khám vì vậy càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống hôn nhân, gia đình.

Các bệnh nam khoa thường gặp

1.1 Các bệnh về bao quy đầu

Bao quy đầu là một bộ phận nằm bao bọc phía ngoài dương vật, vừa giữ độ ẩm cần thiết vừa bảo vệ quy đầu. Các bệnh bao quy đầu khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải, với các bệnh dài, hẹp, thắt nghẹt bao quy đầu cần phải can thiệp ngoại khoa, cắt bao quy đầu…. Cụ thể: 

Dài bao quy đầu

Đây là bệnh lý liên quan trực tiếp đến yếu tố bẩm sinh. Biểu hiện: da bao quy đầu dài trùm kín quy đầu, ngay cả khi bình thường hay cương cứng thì quy đầu cũng không lộ ra được. Nếu muốn quy đầu lộ thì nam giới phải dùng tay kéo xuống

Hẹp bao quy đầu

Là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở nam giới trưởng thành. Biểu hiện:

  • Dương vật xuất hiện cùng với sẹo xơ; da quy đầu không tuột xuống được khi cương cứng.
  • Nếu hẹp nặng khi dùng tay kéo da quy đầu có thể thấy căng tức đau.
  • Với trường hợp này rất dễ bị rách bao quy đầu khi thủ dâm, hoặc quan hệ lần đầu.

Thắt nghẹt bao quy đầu

Là tình trạng bao quy đầu tuột xuống nhưng không tuột trở lại được tạo thành vòng thắt nghẹt ở quy đầu gây sưng tấy, tím tái quy đầu, rất nguy hiểm.

Viêm bao quy đầu

Là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tại bao quy đầu do nấm, trùng roi, các tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Bệnh phổ biến thường gặp ở các đối tượng nam giới bị dài, hẹp, nghẹt bao quy đầu không cắt bao quy đầu, vệ sinh không sạch sẽ,…

bệnh về bao quy đầu

Hình ảnh bao quy đầu bình thường, dài bao quy đầu & hẹp bao quy đầu

1.2 Bệnh lý về tinh hoàn

Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng với chức năng sinh lý, sinh dục ở nam giới chúng gồm 2 bên tinh hoàn phải, tinh hoàn trái được treo với tư thế giải phẫu trong da bìu. Các bệnh tinh hoàn bao gồm:

Viêm tinh hoàn

Viêm xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn ở nam giới, biểu hiện điển hình là tình trạng tinh hoàn sưng đau, khó chịu, kèm theo sốt, mệt mỏi,…

Viêm mào tinh hoàn

Chủ yếu do viêm tinh hoàn không được chữa trị lan tới vì đây là hai bộ phận có vị trí gần nhau. Bệnh gây ra cho nam giới tình trạng mệt mỏi, sốt, đau nhức ở hai bên bìu,có thể lan xuống vùng bẹn, bụng dưới,…

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Là tình trạng đám tĩnh mạch thừng tinh ở tinh hoàn bị giãn ra. Khi bị bệnh nam giới có biểu hiện đau tức, khó chịu ở bìu, nghỉ ngơi thấy đỡ, đau nhiều khi ngồi lâu, làm việc nặng.

Xoắn tinh hoàn

Là bệnh nam khoa thường gặp rất nguy hiểm, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý, sinh sản của nam giới. Biểu hiện điển hình là tình trạng tinh hoàn đau nhức, sưng tấy, tím tái,…

Các bệnh tinh hoàn khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh, sinh lý, giới tính nam. Bởi tinh hoàn ở nam giới có vai trò sản xuất hormone sinh dục, tinh trùng. Do đó khi có biểu hiện bệnh lý nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý phù hợp.

Tinh hoàn bị xệ và các bệnh liên quan đến tinh hoàn

Tinh hoàn là bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ quan sinh dục của nam giới. Tuy nhiên, không phải nam giới nào cũng hiểu hết về mọi bệnh ở tinh hoàn để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Hôm nay, Khoe.online sẽ cùng bạn…

1.3 Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh xảy ra chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành, gây nhiều phiền toái tới sinh hoạt thường ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Biểu hiện chủ yếu của bệnh này gồm có:

  • Đau hoặc khó chịu vùng tầng sinh môn, tinh hoàn, bụng, niệu đạo, thắt lưng, vùng chậu, hậu môn, háng, dương vật.
  • Khó tiểu, tiểu lắt nhắt hoặc không hết nước tiểu, đau buốt khi tiểu, nước tiểu có màu bất thường; đời sống tình dục thay đổi.

viêm tuyến tiền liệtViêm tuyến tiền liệt là một bệnh nam khoa gây nhiều phiền toái

1.4 Xuất tinh sớm

Đây là dạng bệnh lý thường gặp ở nam giới với biểu hiện người bệnh hầu như không có khả năng kiềm chế xuất tinh, dẫn tới cảm giác khó chịu, chán quan hệ và ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân.

Tuy nhiên bệnh có thể chữa được nếu điều trị sớm. Xuất tinh sớm do yếu tố tâm lý có thể tự khắc phục nhưng nếu tình trạng kéo dài thì cần được chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên uống thuốc tùy tiện.

1.5 Hiếm muộn

Hiếm muộn là tình trạng các cặp đôi chung sống và quan hệ đều đặn không có các biện pháp bảo vệ trong 1 năm nhưng vẫn chưa có con. Bệnh lý hiếm muộn cũng khá phổ biến trong xã hội hiện nay với nguyên nhân có thể tới từ cả vợ lẫn chồng. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện sớm và tăng hiệu quả điều trị.

1.6 Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có biểu hiện:

  • Dương vật không thể cương cứng hoặc cương cứng không hoàn toàn.
  • Thời gian quá ngắn không đủ để thực hiện giao phối.
  • Bệnh này có thể dẫn tới liệt dương.

Tuy bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống gia đình, niềm tin và bản lĩnh của đàn ông. Nếu phát hiện bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

1.7 Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng bệnh lý viêm diễn ra ở ống niệu đạo do các nguyên nhân nhiễm khuẩn. Biểu hiện chủ yếu của viêm niệu đạo gồm:

  •  Tiểu buốt, tiểu rát, kích thích tiểu nhiều lần;
  • Cảm giác đau dọc vùng đường tiểu, có thể chảy dịch vàng, đục hoặc hôi ở lỗ tiểu.

Viêm niệu đạo cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm tinh hoàn,…

Bệnh nam khoa cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng

1.8 Nấm bẹn

Đây là dạng bệnh lý ở một khu vực khá nóng và ẩm ướt của cơ thể, là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè với các đợt nắng nóng kéo dài.

Biểu hiện của bệnh gồm có:

  • Ngứa ở vùng kín, vùng bẹn đùi trong và lan về phía mông hoặc xung quanh hậu môn;
  • Tổn thương tạo thành mảng có bờ viền rõ rệt, có vảy và mụn nhỏ lấm tấm ở xung quanh viền. Khu vực tổn thương thường sẫm màu và xuất hiện ở cả 2 bẹn.

Quy trình thăm khám cơ bản khi bị bệnh nam khoa

 

 

Với tâm lý e ngại khi bị bệnh, nhiều nam giới thường hay tự tìm hiểu về quy trình khám bệnh và khám nam khoa bao gồm những bước gì trước khi đến bệnh viện. Dưới đây là một số thông tin cần thiết để tham khảo.

Bước 1: Hỏi bệnh và khám tổng quát

Bước này thường lấy một số chỉ số cần thiết và khám tổng thể đánh giá tình trạng của nam giới nhằm nắm rõ để có thông tin ban đầu về bệnh nhân:

  • Bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những câu để lấy thông tin về: tiền sử bệnh đã từng mắc, các bất thường khó chịu hiện tại khiến nam giới phải đi khám…
  • Có tiền sử mắc bệnh thì bệnh đó là gì, phát hiện và điều trị được bao lâu rồi và có sử dụng thuốc nào. Có bị kích ứng với loại thuốc đang sử dụng hay không.
  • Bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về có gia đình hay chưa và đã quan hệ tình dục chưa.

Bước 2: Khám cụ thể bộ phận sinh dục

Đây là bước trực tiếp và quan trọng nhất trong quy trình khám nam khoa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành:

  • Khám bên ngoài bộ phận sinh dục để xem có biểu hiện thương tổn, viêm loét hay u cục nào không.
  • Kiểm tra xem tình trạng bộ phận sinh dục theo các thông tin đã hỏi ở bước 1 để có những nhận định về bệnh và có hướng điều trị cho bệnh nhân thực hiện các bước tiếp theo.

khám bệnh nam khoa

Quy trình khám bệnh nam khoa/bệnh nam giới thường có 4 bước

Bước 3: Chỉ định các xét nghiệm, X-quang cần thiết

Đây là bước cũng quan trọng không kém. Sau khi làm xong các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có thêm căn cứ để chứng minh cho những nhận định ở bước 2, giúp họ đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

  • Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch niệu đạo; hoặc xét nghiệm mẫu tế bào của các khối u cục ở vùng kín….
  • Khám nam khoa sẽ giúp bệnh nhân phát hiện hầu hết các bệnh về vùng kín của nam giới, như các bệnh viêm niệu đạo, tinh hoàn ẩn, viêm bàng quang, bệnh về quy đầu, viêm tuyến tiền liệt và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: sùi mào gà, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HIV, hoặc vô sinh

Bước 4: Đọc kết quả và cho phương án điều trị

Đây là bước cuối cùng trong quy trình khám bệnh, sau khi có thăm khám và có kết quả các xét nghiệm cần thiết liên quan, bác sĩ sẽ:

  • Chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh của bệnh nhân.
  • Đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Hẹn tái khám nếu cần.

Nam giới tự tin khi thấy mình có bất cứ dấu hiệu bệnh nam khoa nào nên đi khám để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng đang mắc phải và có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị, tránh gây ra những biến chứng và đảm bảo sức khỏe, đồng thời cải thiện sinh lý và khả năng sinh sản về sau.