Sử dụng sai cách Paracetamol trở thành chất độc giết người
Tác giả: uyennguyen
Paracetamol là loại thuốc được dùng để hạ sốt, giảm đau, có thể dễ dàng mua mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lạm dụng Paracetamol với mức độ thường xuyên và liều lượng cao có thể gây ra ngộ độc gan mà ít người biết tới.
Sử dụng sai cách, Paracetamol trở thành chất độc giết người
Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 12/9, một bệnh nhân sinh năm 1995 ở Sơn La đã tử vong sau khi uống 19 viên paracetamol để hạ sốt chỉ trong 2 ngày. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 6/9 trong tình trạng hôn mê, suy gan, viêm gan.
Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, Hà Nội, paracetamol là loại thành phần thông dụng trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Thuốc có thể mua ở bất cứ tiệm thuốc nào mà không cần đơn của bác sĩ. Vì vậy, nguy cơ ngộ độc thuốc là rất cao nếu dùng sai cách.
Paracetamol là thuốc lành tính chuyển hóa qua gan, nếu uống với liều lượng đúng sẽ không gây độc vì cơ thể có chất dự trữ để khử độc tố. Khi uống quá liều, paracetamol sẽ chuyển hóa thành chất độc phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc. Nguyên nhân gây ngộ độc khi dùng quá liều là do thuốc được chuyển hóa ở gan với một tốc độ đều đặn. Một chất chuyển hóa do hệ enzym cytochrome P450 giải phóng là N-acetyl-p-benzoquinone imine (NAPQI) gắn với màng tế bào gan và nếu không bị trung hòa bởi các chất chống oxy hóa thì sẽ gây tổn thương lớp màng lipid kép của tế bào. Glutathione của gan là chất chống oxy hóa chủ yếu, chất này gắn và trung hòa NAPQI. Do đó, khi quá liều paracetamol thì glutathione bị thiếu hụt và nếu trên 70% số lượng bình thường thì NAPQI không bị trung hòa và sẽ gây tổ thương cho tế bào gan.
Dùng paracetamol cần lưu ý điều gì?
Để tránh tình huống này, người bệnh cần phải tuân thủ đúng liều lượng khi sử dụng paracetamol.
– Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc.
– Không dùng thuốc khi không đau nhức, không sốt cao trên 38,5 dùng khi trẻ sốt trên 38,5 sốt quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn, trừ khi được bác sĩ chỉ định.
– Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương… bắt buộc phải uống paracetamol thì cần lưu ý là thuốc có tác dụng sau khi uống khoảng 15 – 30 phút và tác dụng tối đa trong 3 đến 4 giờ. Vì vậy, phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan thành chất hòa tan trong nước và thải trừ ra ngoài qua nước tiểu.
– Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc khác có khả năng làm tăng độc tính của paracetamol ví dụ như isoniazid…
– Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người say rượu, người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc thiếu 6GP.
– Sử dụng paracetamol theo cơ chế phóng thích chậm để tác dụng thuốc được kéo dài và ít hại đến gan.
Mặc dù là thuốc giảm đau – hạ sốt hiệu quả có ít tác dụng phụ và ít tương tác với các thuốc khác nhưng khi sử dụng bạn cần phải tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp sốt vẫn cao sau khi dùng thuốc nên đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và chữa trị đúng hướng.
Theo Khoe.online tổng hợp