Tương ớt Chinsu và thực hư câu chuyện xuất Nhật

Tác giả: Bui Ngan

Thời gian vừa qua có rất nhiều báo đài đưa tin về Chinsu tương ớt, thu hút không ít sự quan tâm từ dư luận. Nhưng liệu rằng những thông tin đó có xác thực không khi đại diện phía Masan cũng đã có phản hồi chính thức về vụ việc này. Trong bài viết hôm nay hãy cùng khoe.online đi tìm thực hư câu chuyện về chai tương ớt Chinsu.

Nguồn gốc của thương hiệu Chinsu tương ớt

MASAN có tiền thân là công ty cổ phần Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến, được thành lập vào năm 1996. Đến nay công ty chính thức lấy tên là Masan Consumer Holdings thuộc tập đoàn Masan bao gồm công ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan và Masan Brewery.
Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, hiện nay công ty đã chiếm hơn 50% mặt hàng tiêu dùng trong nước. Theo kết quả báo cáo của tổ chức Kantar Worldpanel, tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình đã sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của công ty Masan.

Với hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ và chứng nhận chất lượng, các sản phẩm của Masan được phân phối rộng rãi trên toàn quốc và đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, các nước châu Á … ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng qua các dòng sản phẩm như Chinsu tương ớt, nước mắm Nam Ngư …

chin su tương ớt

Tương ớt Chin-su là sản phẩm độc quyền của Masan

Nguyên liệu dùng để tạo nên tương ớt Chinsu đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Mỗi sản phẩm tương ớt Chin-su đều trải qua quy trình sản xuất khép kín từ khâu nhập liệu đến đóng gói, trên dây chuyền công nghệ hiện đại và trải qua nhiều công đoạn như dùng nhiệt, thanh trùng kép… nên luôn đảm bảo ngon sạch và nguyên chất. Với quy trình sản xuất này, công ty dễ dàng kiểm soát 100% các thông số về chất lượng theo tiêu chuẩn, mang đến một sản phẩm an toàn, tiện lợi và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực hư câu chuyện tương ớt Chinsu Nhật Bản

Vừa qua, trên trang thông tin của thành phố Osaka đăng tải thông tin tương ớt Chin-su đã bị chính quyền thành phố thu hồi do có chứa chất bảo quản acid benzoic – chất bị cấm dùng trong tương ớt ở Nhật Bản. Tuy nhiên đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết chưa nhận được thông tin chính thức từ phía cơ quan quản lý thực phẩm của Nhật Bản, chỉ ghi nhận thông tin phản ánh trên báo chí. Từ sự việc này đã có không ít tin đồn và những đánh giá vội vàng cho rằng tương ớt Chin-su không an toàn cho sức khỏe.

tuong ot chin su

Sản phẩm tương ớt Chin-su hoàn toàn đảm bảo theo Bộ Y Tế

Masan phản hồi chính thức về vụ tương ớt Chin-su

Masan đã phát đi thông tin chính thức: Tính đến thời điểm vụ việc xảy ra, Masan chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chinsu tại thị trường Nhật Bản, nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam hoặc sản phẩm không rõ xuất xứ. Riêng về hàm lượng acid benzoic có trong sản phẩm, Masan đã sản xuất và tuân thủ đúng theo quy định.

Tại Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về quản lý phụ gia thực phẩm, hàm lượng acid benzoic tối đa trong tương ớt là 1 gr/kg. Trong khi đó, tương ớt Chin-su chứa 0,41g – 0,45g/kg acid benzoic, không vượt quá hàm lượng cho phép, không có khả năng gây hại sức khỏe người dùng.

ch

Tương ớt Chin-su không vượt quá hàm lượng cho phép, không gây hại cho sức khỏe

Liên quan đến vụ việc này, người tiêu dùng tiếp tục với thắc mắc tương ớt Chinsu có độc hại không khi kết hợp cùng thực phẩm có vitamin C? Vì nhiều thông tin cho rằng sử dụng acid benzoic để bảo quản các thực phẩm giàu vitamin C sẽ xảy ra phản ứng tạo thành benzen gây ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là sự suy luận chưa có cơ sở khoa học. Mỗi chất phụ gia khi được Codex quyết định sử dụng trong thực phẩm đều phải trải qua 8 bước đánh giá nghiêm ngặt về độ an toàn và cách sử dụng.

Tương ớt Chin-Su có buổi ra mắt hoành tráng tại thị trường Nhật Bản

Vừa qua Masan Consumer đã tổ chức thành công sự kiện giới thiệu sản phẩm tương ớt ChinSu Nhật Bản, dành riêng cho thị trường nước Nhật. Cụ thể sáng ngày 03/08, sự kiện diễn ra với hàng trăm khách mời và đại diện hai nước, thu hút sự chú…

Những thông tin dù chưa có kết luận chính thức nhưng vẫn có thể “giết chết” các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam. Người tiêu dùng cũng sẽ vì thế mà mất đi cơ hội mua sản phẩm tốt của doanh nghiệp trong nước.

Vì thế, đối với những phản hồi tiêu cực ảnh hưởng tới một sản phẩm hay một thương hiệu, người tiêu dùng không nên quá lo lắng, đánh giá vội vàng, thay vào đó hãy thật tỉnh táo và chờ thông tin minh bạch rõ ràng từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.