Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tác giả: huong
Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu trẻ em thường chiếm đa số, cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ nhỏ cao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, nhưng có thể lây lan thành đại dịch nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời. Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
- Bệnh thủy đậu và những biến chứng khôn lường
- Bệnh thủy đậu có tắm được không?
- Bệnh thủy đậu kiêng gì là tốt nhất?

Mục lục
1. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ xuất hiện do cơ thể bị nhiễm virus Varicella Zoster, gây ra các ảnh hưởng chung đến sức khỏe và vấn đề da liễu.
Các triệu chứng thủy đậu xuất hiện ở trẻ nhỏ:
– Thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ khiến trẻ la khóc nhiều.
– Trẻ biếng ăn, nôn ói.
– Làn da xuất hiện các nốt mụn nước (hay còn gọi là nốt rạ) ở các vùng mặt, cổ, ngực, tay, chân, lưng, ngực, bụng… trong vòng từ 12-24 giờ các biểu hiện bệnh xuất hiện. Dịch mủ ở trong các nốt mụn nước ban đầu trong rồi đục dần và vỡ ra, khô lại rồi bắt đầu kết vảy, lên da non từ sau đó 4-5 ngày.

Từ sau 10-14 ngày bị nhiễm virus thủy đậu, các biểu hiện kể trên dần xuất hiện và tự biến mất sau 5-7 ngày điều trị đúng cách. Cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện bệnh thủy đậu của trẻ trong suốt quá trình điều trị, khi nhận thấy tình trạng này xuất hiện không nên quá lo lắng, đưa trẻ đến khám bác sĩ và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ tại nhà.
Bệnh thủy đậu thường xuyên xuất hiện ở trẻ em, bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và khá nguy hiểm. Bên cạnh điều trị thuốc thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng phương pháp dân gian, vậy khi mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì…
2. Biến chứng thủy đậu ở trẻ nhỏ và các triệu chứng nhận biết
Do cơ thể trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hơn hẳn người lớn, nên nguy cơ biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ cũng cao hơn rất nhiều. Những biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ có thể chia thành 2 loại biến chứng sớm và biến chứng muộn.
– Biến chứng sớm, nguy cơ gây ra các bệnh: nhiễm trùng da và mô mềm, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não, viêm gan, hội chứng Reye, viêm phổi (thường gặp ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em)…
– Biến chứng muộn gây ra các chứng bệnh: Hội chứng Guillain – Barré, Zona thành kinh, viêm não – màng não, viêm da, viêm võng mạc, viêm phổi…
Các biểu hiện biến chứng của bệnh thủy đậu:
– Bội nhiễm: Nước dịch trong các nốt rạ hóa mủ đục, sưng to, đau nhức, sốt cao đột ngột, có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết.
– Viêm não: Có khả năng xuất hiện sau khi mọc các nốt “rạ” khoảng 1 tuần, trẻ nhỏ thường sốt cao đột ngột, mắt mờ, co giật, hôn mê sâu, có nguy cơ để lại di chứng hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
– Hội chứng Reye: Xảy ra do sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ để hạ sốt và giảm đau. Xuất hiện các triệu chứng bồn chồn, la khóc nhiều, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê, co giật do phù não, vàng da do viêm gan, xuất huyết nội tạng…
– Viêm gan: Khá ít gặp và rất khó nhận biết, chủ yếu là các biểu hiện buồn nôn, vàng da, biếng ăn, cơ thể suy nhược, không có các biểu hiện la khóc dần…
– Dị tật bẩm sinh: Do bị nhiễm virus thủy đậu từ mẹ trước 5 ngày sinh ra, gây ra các nguy cơ dị tật, cơ quan nội tạng có thể bị thương tổn và tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh thủy đậu ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh, vậy khi bị thủy đậu bao lâu thì khỏi? Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào Bệnh thủy đậu nên ăn gì? Những biểu hiện và cách điều trị bệnh thủy…
3. Trẻ bị thủy đậu nên điều trị như thế nào?
Nhận thấy trẻ bị thủy đậu, cha mẹ nên áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
– Cắt gọn móng tay, móng chân cho trẻ, tránh không để trẻ dùng móng tay cào, gãi các nốt “rạ”.
– Cách ly trẻ với những người chưa bị thủy đậu, hạn chế đưa trẻ đến nơi công cộng bởi nguy cơ lây lan bệnh thành dịch.
– Hạn chế tắm nước lạnh, tắm nhiều cho trẻ và đưa trẻ ra ngoài gió có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tác động thêm bởi các loại virus ngoại lai và dẫn đến biến chứng.
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách lau người với nước ấm, dùng loại khăn tắm riêng có chất liệu mềm để tránh khiến các nốt mụn nước vỡ ra. Các nốt mụn này khi vỡ ra, phần dịch lan sang các vùng da khác có thể khiến các nốt mụn mọc nhiều hơn.
– Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài hoặc khi nhiệt độ không khí xuống thấp.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch. Tránh ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản, nếp, đỗ, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loái trái có vị chua… để tránh gây ảnh hưởng đến các vết thương trên da.
– Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ mà cần dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Cơ thể trẻ có thể sinh ra phản ứng phụ với một số loại thuốc đặc trị chỉ dành cho người lớn, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy có biểu hiện chứ không nên tự ý chữa trị tại nhà.
– Thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ, ngay khi có những biểu hiện bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị nội trú nếu cần thiết.
Bệnh thủy đậu là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và nguy cơ lây nhiễm cao qua nhiều con đường khác nhau. Việc không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tiếp xúc thường xuyên với người bị thủy đậu…
4. Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Bệnh thủy đậu xuất hiện có nguy cơ lây lan thành dịch cao, là mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ khi có con nhỏ. Nên thực hiện những điều sau để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ hiệu quả hơn:
– Hạn chế đưa trẻ đến các địa điểm công cộng, tiếp xúc gần với những người đang bị bệnh thủy đậu.
– Đưa trẻ đi tiêm phòng định kì để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả.

Lịch tiêm phòng thủy đậu theo từng độ tuổi:
- Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 12-18 tháng tuổi.
- Tiêm 1 lần/năm đối với trẻ từ 19 tháng tuổi cho đến 13 tuổi nếu chưa tiêm ngừa thủy đậu trước đó.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 lần/năm, mỗi lần cách nhau 4-8 tuần để ngừa thủy đậu hiệu quả.
Việc tiêm ngừa thủy đậu giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh 80-90%, 10% nguy cơ bị nhiễm bệnh có thể xảy ra nhưng các biểu hiện bệnh khá hạn chế và thời gian hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Trường hợp trẻ lỡ tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu và chưa tiêm phòng trước đó, hãy đưa trẻ đi tiêm phòng trong vòng 3 ngày gần nhất để nâng cao hiệu quả ngừa bệnh.
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ cần được điều trị cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Theo khoe.online tổng hợp