Ung thư hạ họng và triệu chứng lâm sàng khó nhận biết

Tác giả: huong

Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư hạ họng chiếm 20% các bệnh ung thư về đường hô hấp, chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vòm họng. Khàn tiếng, khó nuốt, khó thở là các dấu hiệu phổ biến cảnh báo ung thư nhưng nhiều người vẫn thường bỏ qua. Nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể thoát khỏi tử vong.

Ung thư hạ họng

Ung thư hạ họng là gì?

Ung thư hạ họng là tình trạng xuất hiện khối u được chia theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng. Các vùng này có một mạng lưới bạch huyết vô cùng phong phú. Khi khối u lan rộng làm tổn thương các niêm mạc che phủ vùng hạ họng, thanh quản. Hơn 75% trường hợp ung thư hạ họng xảy ra ở độ tuổi 50 – 65, số còn lại là những bệnh nhân trước 50 tuổi hoặc sau 65 tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh gấp đôi nữ giới.

Viêm thanh quản và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm thanh quản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, làm cho người bệnh phải đối mặt với những cơn đau rát họng, khó chịu. Vậy nguyên nhân và cách điều trị của bệnh viêm thanh quản là gì? Ung thư thanh quản có chữa được không?…

Triệu chứng bệnh

Một số triệu chứng sau mà nhiều người vẫn còn chủ quan cho qua. Vì họ nghĩ rằng đó là bệnh viêm họng thông thường:

– Khàn tiếng.

– Khó thở, khó nuốt, nuốt vướng.

– Ho dai dẳng, ho ra máu.

– Nổi hạch ở cổ.

– Hơi thở có mùi hôi.

Nếu gặp các biểu hiện trên kéo dài hàng tháng và uống thuốc kháng sinh không có tác dụng thì người bệnh cần đi xét nghiệm để chẩn đoán và phát hiện sớm. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là ung thư hạ họng.

Ung thư hạ họng

Nguyên nhân gây bệnh

Xét về bệnh căn thì y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư hạ họng là từ đâu. Thế nhưng các bác sĩ cho rằng, các yếu tố sau đây góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Nghiện rượu, nghiện thuốc lá: Đây chính là yếu tố gây nguy cơ cao dẫn đến ung thư hạ họng. Thuốc lá và rượu, bia kích thích niêm mạc họng và thanh quản.

– Người mắc bệnh tích tiền ung thư thanh quản: bạch sản thanh quản, u nhú thanh quản là giai đoạn tiền ung thư, nhất là ở những người cao tuổi.

– Bệnh nhân viêm mũi họng mãn tính, thường xuyên tiết dịch ra rất nhiều khiến niêm mạc họng thường xuyên bị viêm.

– Vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng kém tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng.

– Môi trường làm việc có nhiều chất độc hại: phòng hóa học, vùng mỏ than, sản xuất và chế biến gỗ. Các hóa chất, bụi công nghiệp độc hại là các yếu tố kích thích niêm mạc.

Chẩn đoán ung thư hạ họng

Ung thư hạ họng

1. Soi gián tiếp

Bằng cách này, bác sĩ có thể trực tiếp thấy được những tổn thương ở nơi thành họng lan xuống miệng thực quản. Đồng thời, bác sĩ kết hợp động tác sờ nắn vùng cổ để xác định vị trí hạch cổ và kiểm tra trục thanh khí quản.

2. Xét nghiệm

Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến ung thư hạ họng. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp X- quang vùng hạ họng. Chụp phim cổ nghiêng cản quang để thấy điểm xuất phát và thương tổn u ở vùng thành sau thanh quản có lan xuống miệng thực quản hay chưa.

Ngoài ra, các phương pháp chụp cắt lớp hoặc C.T.Scan mang lại hiệu quả chẩn đoán chính xác hơn.

U tuyến giáp - Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

U tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một hay nhiều khối u, những khối u này có thể lành tính nhưng cũng có thể là ác tính, dẫn tới ung thư tuyến giáp. Nếu u tuyến giáp kéo dài mà không được phát hiện cũng như có…

Phương pháp điều trị

1. Phẫu thuật

Tùy vào kích thước của hạch, khối u cũng như những thương tổn mà nó mang lại, các bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ toàn phần, một phần hoặc một nửa hạ họng.

2. Điều trị bằng tia xạ

Ung thư hạ họng

Đây là phương pháp điều trị ung thư hạ họng tốt nhất bằng cách kết hợp tia xạ sau môt, tia trường. Chúng được tiến hành trên vùng hạ họng, thanh quản, dãy hạch cổ hai bên. Về hiệu quả, phương pháp này giúp bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ trong 3 – 5 năm nữa. Với tỷ lệ thấp khoảng 10% trường hợp sống thêm 10 – 15 năm. Tuy nhiên, vẫn có các ca tử vong do di căn vào phổi hoặc xương hoặc do tái phát. Đó là lý do vì sao bệnh nhân không được chủ quan sau điều trị. Hãy theo dõi định kỳ trong 3 năm đầu. Cứ 6 tháng kiểm tra và chụp hình phổi 1 lần để chủ động kiểm soát tình hình sức khỏe.

Ở Việt Nam, ung thư hạ họng phổ biến hơn ung thư thanh quản. Thế nhưng khả năng điều trị ung thư hạ họng lại kém hơn. Do các triệu chứng lâm sàng của ung thư hạ họng thường kín đáo, khó nhận biết. Đến khi người bệnh đi khám và phát hiện ra thì đã quá muộn. Nếu bạn thấy rất khó chịu khi nuốt đau, nuốt vướng mặc dù tiếng nói vẫn trong trẻo, có bị khàn tiếng hoặc không, hãy đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng uy tín để thăm khám, chẩn đoán sinh lý kịp thời và điều trị ngay.

Theo Khoe.online tổng hợp