Cần làm gì khi bé bị ho khan? Cách phòng tránh và điều trị
Tác giả: huong
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho khan, nếu không xác định rõ ngay từ đầu và có hướng điều trị kịp thời, bé sẽ ho dai dẳng và gây nên nhiều nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ho khan là như thế nào?
Ho khan hiểu đơn giản là một dạng ho không có đờm. Nó không làm nặng ngực ở trẻ mà chỉ gây ngứa họng. Bé bị ho khan nhiều ngày rất dễ bị khàn hoặc mất giọng.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho khan:
– Do cảm cúm: Virus cảm cúm có thể gây nên triệu chứng ho khan hoặc ho ướt ở trẻ nhỏ. Nó còn mang đến nhiều hiện tượng khác như nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi và sốt.
– Do trào ngược dạ dày thực quản: Khi bé bị ho khan và kèm theo tiếng khò khè, rất có thể hiện tượng axit trào ngược dạ dày thực quản là “thủ phạm” chính. Khi ấy, không chỉ ho mà bé còn cảm thấy buồn nôn hoặc ợ nóng. Tình trạng ho còn trầm trọng hơn khi bé nằm xuống.
– Bé ho do viêm xoang: Một khi có sự xâm nhập của vi khuẩn vào xoang sẽ kéo theo những cơn ho khan dai dẳng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh xoang ở trẻ em ngày càng tăng. Nó gây ra các cơn ho, sổ mũi và hắt hơi liên tục.
– Do môi trường: Bởi hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn non kém. Bé chưa đủ sức “chiến đấu” lại các vi khuẩn độc hại, khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá. Phổi và khí quản là những cơ quan dễ bị tổn thương nhất.
Cách điều trị và chăm sóc khi bé bị ho khan
Vệ sinh mũi và họng thường xuyên
Các bậc phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid với nồng độ 0,9% để rửa mũi và họng cho bé. Đây là cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Đưa bé đi khám bác sĩ
Sau 1,2 ngày bé vẫn chưa khỏi bệnh và cơn ho kéo đến nhiều hơn. Đồng thời người bé mệt mỏi, ăn uống kém, bỏ ăn, bỏ bú. Khi ấy, hãy đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám và tuân theo hướng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không tự ý mua thuốc kháng sinh
Tuyệt đối không được tùy ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc kháng sinh nếu không được dùng đúng lúc sẽ làm giảm sức đề kháng ở trẻ. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian chữa bệnh ho khan khi chưa được kiểm chứng thì không nên áp dụng ở trẻ nhỏ kẻo gây ra những hệ lụy đáng tiếc.
Giữ ấm cho bé
Khi bé bị ho khan, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường bên ngoài là yếu tố ảnh hưởng đáng kể. Nếu bé sốt, cha mẹ hãy dùng khăn ấm lau mát cơ thể bé. Nếu bé lạnh, hãy cho bé mặc thêm quần áo để giữ ấm. Nhiệt độ bên ngoài không nên quá thấp. Nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chỉ nên chênh lệch nhau 5 độ. Chúng ta cần đảm bảo không khí trong nhà được lưu thông.
Lưu ý rằng, bé bị ho khan ở độ tuổi càng nhỏ thì tình trạng bệnh càng nặng hơn. Do đó, cha mẹ cần biết chăm sóc con đúng cách cũng như có phương pháp điều trị đúng lúc để con nhanh khỏi.
Theo Khoe.online tổng hợp