Những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Tác giả: huong
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang ở lứa tuổi sơ sinh. Tuy là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ, song việc ngạt mũi thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc. Ngạt mũi lâu ngày cũng gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của bé mà các mẹ cần có những cách chữa trị kịp thời.
Nhiều mẹ cho biết dù đã áp dụng rất nhiều cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, cho bé ở nhà nhưng vẫn không hiệu quả. Nếu vậy, những phương pháp chữa trị sau có thể là giải pháp cứu cánh trị nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Đầu tiên các mẹ cần tìm hiểu rõ về những nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, từ đó tìm ra được những giải pháp chữa trị phù hợp.
Những nguyên nhân sau được các bác sĩ cho biết là những lý do thường gặp nhất khiến trẻ bị nghẹt mũi:
– Do viêm mũi họng, viêm mũi xoang, cảm cúm..
– Có dị vật trong mũi, do trẻ tự nhét vào mũi các loại đồ vật có kích thước nhỏ, các loại hạt, sáp màu…
– Xuất hiện những rối loạn cảm giác ở mũi, cảm thấy ngạt mũi nhưng thực ra là mất cảm giác tại mũi.
– Rối loạn nội tiết trong cơ thể.
– Do có những dị tật bẩm sinh từ nhỏ.
Những giải pháp trị nghẹt mũi cho trẻ
Có rất nhiều phương pháp trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ, tuy vậy không phải cách trị nghẹt mũi nào cũng an toàn và có hiệu quả. Bởi viêm nạc mũi của trẻ nhỏ vốn rất mỏng và dễ tổn thương, nhưng biện pháp trị nghẹt mũi nếu sử dụng quá đà sẽ khiến vùng niêm mạc và khoang mũi của bé bị tổn thương, khiến hô hấp của bé ngày càng khó khăn và gây ra những căn bệnh viêm xoang về sau.
Dưới đây là những giải pháp trị nghẹt mũi cho bé được các bác sĩ khuyên áp dụng, các mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé để cải thiện tình trạng:
1. Nhỏ nước muối sinh lý
Đây là giải pháp đã được nhiều bà mẹ áp dụng tại nhà nhất, bởi sự nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí, hơn nữa lại an toàn cho trẻ nếu được mẹ thực hiện đúng cách.
– Cách nhỏ nước muối sinh lý:
- Dụng cụ:
– Chai nhỏ nước muối sinh lý.
– Bóng hút đờm.
– Tăm bông, bông gòn.
– Khăn mềm.
- Thực hiện
Chọn mua loại chai nhỏ mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại các cửa hàng đồ dùng trẻ em hoặc tại các nhà thuốc y tế. Khử trùng với nước sôi để đảm bảo an toàn. Cho nước muối sinh lý nồng độ 0,9%,hoặc nước muối biển pha loãng chuyên dụng vào chai.
– Công đoạn 1:
Cho trẻ nằm nghiêng đầu nhẹ sang một bên. Đặt phần đầu nhỏ nước muối kề sát lỗ mũi trẻ, tuyệt đối không dí quá sâu đầu nhỏ này vào bên trong.
Nhỏ nước muối sinh lý từ 1-2 giọt vào trong mũi trẻ, chỉ nhỏ từ phần bên ngoài lỗ mũi vào, không đưa thẳng đầu chai vào bên trong lỗ mũi.
Nghiêng đầu của trẻ về bên còn lại và lặp lại các bước trên với bên lỗ mũi còn lại.
– Công đoạn 2:
Sau khi nhỏ nước muối sinh lý từ 30 giây đến 1 phút, nước muối lúc này đã thấm vào dịch mũi tắc bên trong hốc mũi, làm dịch mũi mềm ra. Hãy dùng bóng hút đờm hút bớt dịch mũi ra trước. Bóp bóng hút đờm cho xẹp, đưa lại gần lỗ mũi và thả bóng ra, lượng dịch mũi sẽ bị hút thẳng vào trong bóng. Lưu ý không đưa đầu bóng hút đờm vào quá sâu bên trong mũi trẻ, tránh gây tổn thương bên trong.
Dùng tăm bông hoặc bông gòn, cho bé nằm ngửa cổ để có thể nhìn rõ lỗ mũi bên trong và nhẹ nhàng làm sạch khoang mũi.
Thực hiện ngày 4 lần để khoang mũi của bé luôn sạch sẽ và thông thoáng.
2. Hút mũi
Đối với trẻ còn quá nhỏ, chưa biết xì mũi. Các mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp bơm nước muối vào ống xi lanh, cho ống vào lỗ mũi và bóp nhẹ để lượng nước muối sinh lý đẩy phần dịch mũi theo đường lỗ mũi bên kia chảy ra. Thực hiện tương tự với lỗ mũi còn lại.
Nhiều bà mẹ lo lắng cách này có làm con bị sặc hay ảnh hưởng đến vùng niêm mạc hay không. Tuy vậy, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vài tháng tuổi vẫn chưa có đủ nhận thức, và các bé sẽ không nuốt phần dịch này xuống cổ họng khi làm, nên bạn vẫn có thể yên tâm thực hiện.
Những giải pháp trị nghẹt mũi khác
Bên cạnh đó, những phương pháp hỗ trợ sau các mẹ cũng có thể thường xuyên áp dụng, để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng bé bị ngạt mũi thường xuyên.
– Sử dụng máy tạo hơi ẩm, giúp lưu thông không khí, làm giảm khô hanh khi độ ẩm thấp, tạo nên không gian trong lành, tốt cho hệ hô hấp của bé.
– Xông hơi bằng biện pháp xả nước nóng và bồn tắm, bế trẻ ở trong nhà tắm từ 10-15 phút, dùng tay vỗ lên ngực bé để bé hô hấp dễ dàng hơn.
– Sử dụng tinh dầu bạc hà trong không gian giúp hít thở dễ chịu hơn.
– Thường xuyên bổ sung lượng nước cho trẻ để thanh lọc cơ thể.
– Sử dụng các thực phẩm an toàn, có tính năng giải đờm, giải cảm khi bé ốm.
Một số phương pháp trị nghẹt mũi cho trẻ đã được giới thiệu đến với bạn. Nếu tình trạng nghẹt mũi ở trẻ vẫn kéo dài, và bạn đã thực hiện những giải pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả thì hãy đưa bé đến các bác sĩ nhi uy tín để khám và kiểm tra một cách chính xách hơn.
Theo khoe.online tổng hợp