Mách bạn 3 cách tính ngày dự sinh cho mẹ bầu
Tác giả: uyennguyen
Cách tính ngày dự sinh và tính tuổi thai nhi là một trong những việc rất quan trọng giúp mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng về thể chất cũng như tinh thần để chào đón con yêu ra đời. Dưới đây là một số phương pháp tính ngày dự sinh được áp dụng phổ biến hiện nay.
- Cách tính ngày rụng trứng các chị em có thể chưa biết
- Xét nghiệm máu có phát hiện được có thai hay không?
1. Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh (hay còn gọi Estimated Date of Delivery – EDD) là thời điểm bà bầu được dự đoán chuyển dạ, bắt đầu cho quá trình sinh con. Đây cũng là một thông tin quan trọng để mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị tinh thần đón con chào đời.
Tính ngày dự sinh là một trong những thông tin quan trọng mà mẹ bầu cần tìm hiểu.
2. Điểm danh 3 cách tính ngày dự sinh đơn giản dành cho mẹ bầu
Dưới đây là một số phương pháp tính ngày dự sinh chính xác và được áp dụng phổ biến nhất:
2.1. Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt
Cách này áp dụng cho mẹ bầu có chu kỳ nguyệt san ổn định và đều đặn trong 28 ngày. Theo đó, mẹ hãy ghi nhớ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng rồi áp dụng công thức sau để tính ngày dự sinh:
- Tính ngày dự sinh theo lịch dương
Ngày dự sinh = Ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng + 7 ngày.
Tháng dự sinh = Tháng đầu xảy ra chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng + 9 tháng.
Ví dụ: Thời điểm diễn ra kỳ kinh gần nhất là ngày 10 tháng 2, cộng thêm 7 ngày và 9 tháng thì thời điểm dự sinh sẽ là ngày 17 tháng 11.
- Tính ngày dự sinh theo lịch âm
Ngày dự sinh = Ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng (âm lịch) + 15 ngày.
Tháng dự sinh = Tháng xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng (âm lich) + 9 tháng.
Ví dụ: Mẹ bầu có ngày kinh nguyệt cuối cùng là ngày 10 tháng 2 (âm lịch), cộng thêm 15 ngày và 9 tháng thì thời điểm dự sinh sẽ là ngày 25 tháng 11 (âm lịch).
2.2 Phương pháp tính ngày dự sinh theo siêu âm
Các mẹ bầu còn có thể tính ngày dự sinh cho con thông qua siêu âm 3 tháng đầu khi mang thai. Với phương pháp này, mẹ không cần ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt cũng như thời điểm thụ thai. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào chiều dài đầu mông (CRL) của thai nhi khi siêu âm để tính ngày dự sinh.
- Công thức được tính như sau: Tuổi thai theo tuần = CRL (cm) + 6,5.
Ví dụ: Thai nhi có chiều dài đầu mông là 1,5 thì tuổi thai ước tính là 1,5 + 6,5 = 8 tuần. Như vậy, ngày dự sinh của thai nhi sẽ là 40 (khoảng thời gian mang thai trung bình) – 8 = 32 tuần nữa.
Mẹ bầu có thể tính ngày dự kiến sinh em bé thông qua siêu âm 3 tháng đầu khi mang thai.
Siêu âm có vai trò rất quan trọng giúp theo dõi sự phát triển của bé có bình thường hay không. Và chắc hẳn có thai bao lâu thì siêu âm được, chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm là những thắc mắc của những chị em có…
2.3 Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệ
Ghi nhớ ngày quan hệ cuối cùng cũng là một mẹo tính ngày dự sinh chính xác mà chị em nên lưu lại. Theo đó, mẹ bầu lấy ngày quan hệ cuối cùng cộng thêm 266 ngày (tương đương với 36 tuần) sẽ ra ngày dự sinh em bé.
Ví dụ: Ngày sinh hoạt vợ chồng cuối cùng là ngày 10 tháng 2, cộng thêm 266 ngày thì ngày dự sinh là ngày 9 tháng 11.
3. Tính ngày dự sinh có chính xác không?
Thông thường, mọi người thường dựa vào quan điểm “ mang thai 9 tháng 10 ngày” để tính ngày dự sinh. Tuy nhiên, con số này không hoàn toàn đúng, ngày dự sinh và ngày sinh thực tế có thể khác nhau đối với từng mẹ bầu, do phụ thuộc vào:
- Sức khỏe thai nhi: Em bé có sức khỏe tốt thì có thể sinh trùng hoặc gần với ngày dự sinh. Ngược lại, nếu sức khỏe thai nhi và mẹ không ổn định thì em bé sẽ sinh sớm hoặc sinh chậm hơn ngày dự kiến.
- Tình huống bất ngờ khi mang thai: Trường hợp mẹ bị vỡ ối sớm, đa ối hoặc gặp vấn đề nhau thai hay tiểu đường thai kỳ thì bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm. Trong trường hợp sinh một thì mẹ bầu có thể chọn ngày sinh, thông thường không trùng với ngày dự sinh.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Trước khi mang thai, nếu mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì ngày dự sinh sẽ chuẩn hơn. Đối với mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có thể áp dụng cách tính ngày sinh theo siêu âm sẽ chính xác hơn.
Nhìn chung, ngày dự sinh thường không chính xác tuyệt đối, số liệu chỉ có tính tham khảo. Bởi trên thực tế, rất ít mẹ bầu sinh trùng với ngày dự sinh (tường chênh lệch 1 – 2 tuần). Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nắm rõ cách tính ngày dự sinh để xác định cột mốc cụ thể, từ đó chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và điều kiện chăm sóc tốt cho con yêu.
Ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo, ngày các con chào đời sẽ chênh lệch 1 – 2 tuần so với dự kiến.
4. Mẹ bầu cần làm gì sau khi biết ngày dự sinh?
Khi đã tính được ngày dự sinh, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để mẹ và con “vượt cạn” thành công:
- Duy trì chế độ ăn khoa học: Thai phụ cần tăng cường thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, chất béo, Vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày và đừng quên bổ sung sữa bầu để có nhiều năng lượng “vượt cạn” cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Frisomum Gold – Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ mang thai Hiện nay, sữa bầu Frisomum Gold được nhiều mẹ bầu yêu thích và tin dùng nhất. Công thức sữa có chứa Magie và Vitamin nhóm B, mang đến mẹ nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể mẹ khỏe khoắn, giảm mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa dễ và có được giấc ngủ ngon. Ngoài dinh dưỡng cho mẹ, Frisomum Gold còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi như Axit Folic, Canxi, DHA… hỗ trợ hình thành hệ thần kinh, hệ xương và tăng trưởng thể chất, để thai nhi phát triển toàn diện. Hơn nữa, chỉ số đường huyết thấp (GI=25) trong Frisomum Gold còn hỗ trợ mẹ kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, sữa còn có hai vị thơm ngon gồm hương vani thanh nhạt và hương cam tự nhiên, nên mẹ có thể uống ngon miệng, thậm chí uống nhiều hơn mà không sợ bị nghén. Frisomum Gold chứa hệ dưỡng chất ưu việt không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà còn tiếp thêm năng lượng để mẹ bầu “vượt cạn” an toàn. |
- Tham gia các lớp học tiền sản: Việc tham gia lớp học sẽ giúp mẹ nắm vững cách “vượt cạn” cũng như chăm sóc em bé tốt nhất.
- Thường xuyên vận động: Vận động cơ thể là cách giúp mẹ bầu dẻo dai, tăng sức bền và dễ sinh thường hơn. Theo đó, mẹ nên đi bộ 2 lần/ngày với 30 phút/lần hoặc tập các bài tập như yoga, squat,…
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: Khi đã xác định ngày sinh thường, mẹ cần có một tinh thần thoải mái, kiểm soát căng thẳng, giảm cảm xúc tiêu cực sẽ giúp mẹ “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Trên đây là 3 cách tính ngày dự sinh đơn giản, chính xác nhất cho mẹ bầu. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi mang thai và xác định được thời điểm con yêu chào đời.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/cach-tinh-ngay-du-sinh-chinh-xac