Mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Tác giả: huong
Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng cao, nhìn chung đều do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lười vận động, dẫn đến tình trạng trĩ sa, ngứa quanh hậu môn, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng, lúc này bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, có thể gây đau đớn, cản trở sinh hoạt trong thời gian dài.
Ảnh hưởng nguy hiểm khi bị trĩ
Bệnh trĩ xuất hiện do sự phồng lớn và rối các tĩnh mạch vùng hậu môn, gây ra tình trạng trĩ nội (trĩ trong hậu môn), trĩ ngoại (trĩ lòi ra khỏi hậu môn) và trĩ hỗn hợp.
Khi bị trĩ, người bệnh ban đầu thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn, sau dần là cảm giác đau đớn mỗi khi đi đại tiện, đi đại tiện ra máu, khó chịu khi đứng hoặc ngồi cũng như khi vận động mạnh. Đặc biệt trường hợp trĩ sa nhiều, nghẽn mạch, nghẽn búi trĩ có thể gây đau dữ dội, ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày.
Bệnh nhân trĩ phải đối mặt với những nguy hiểm sau khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng:
– Ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, đời sống tinh thần và tâm lý của người bệnh.
– Tắc nghẽn búi trĩ gây đau nhức, ngứa vùng hậu môn, nguy hiểm hơn là nguy cơ nhiễm trùng máu, viêm nhiễm, áp xe hậu môn.
– Đại tiện ra máu.
– Nứt, rách hậu môn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn từ phân, nước tiểu xâm nhập vào vết thương hở, đi ngược vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
– Gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cảm thấy đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức vùng lưng dưới, căng thẳng, stress, dễ ngất xỉu.
– Nữ giới có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, nếu đang trong thời kì mang thai sẽ rất nguy hiểm nếu bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
– Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.
– Có thể dẫn đến ung thư trực tràng nếu trĩ xuất hiện lâu năm.
Phân biệt các giai đoạn trĩ
Bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ thời điểm xuất hiện. Càng về sau trĩ càng có những dấu hiệu nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các cấp độ trĩ gồ: trĩ nội 1, 2, 3, 4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp gồm trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ biến chứng tắc mạch, xuất huyết, sa nghẹt. Với biểu hiện có các cấp độ:
– Cấp 1: Giai đoạn hình thành trĩ, cảm giác ngứa hậu môn, có thể thấy máu ra khi đại tiện.
– Cấp 2: Búi trĩ sa ra ngoài, đi đại tiện cảm thấy khó khăn, phải rặn nhiều.
– Cấp 3: Búi trĩ sa nhiều khi đại tiện nhưng không thụt vô hậu môn như cũ mà cần lực đẩy vô.
– Cấp 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và thậm chí không thể đẩy vô được hết, có thể dẫn đến hoại tử các mô vùng hậu môn.
Phòng ngừa bệnh trĩ
Phòng hơn chữa, đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ bị bệnh trĩ dễ dàng. Những thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng không đủ đa dạng, ít vận động, ngồi nhiều… thường là lý do khiến trĩ xuất hiện dễ dàng.
Những điều sau giúp ta lưu ý để ngừa trĩ:
– Hạn chế ngồi lâu hoặc đúng lâu, hạn chế khiêng, vác vật nặng thường xuyên.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia.
– Chế độ dinh dưỡng thanh đạm, nhiều chất xơ mề dễ tiêu hóa cũng như uống nhiều nước khoáng và nước ép trái cây mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Không rặn khi đi đại tiện, nhịn đi đại tiện để ngăn ngừa nguy cơ trĩ sa.
Bị bệnh trĩ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, do vậy không nên lơ là và lưu ý các giải pháp hạn chế nguy cơ trĩ sa nghiêm trọng nếu thấy có dấu hiệu bệnh. Người chưa bị trĩ cũng hết sức lưu ý để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh.
Theo khoe.online tổng hợp