Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: admin
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp khiến nhiều mẹ bỉm đau đầu. Táo bón là tình trạng trẻ chậm đi tiêu, phân cứng và phải rặn khó khăn. Kèm theo đó là quấy khóc liên tục, chướng bụng, chán bú… Nếu bạn chưa biết rõ về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi bé bị táo bón thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mà mẹ cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón mà các mẹ bỉm cần lưu ý:
- Bé chậm đi tiêu (1 – 2 ngày mới đi 1 lần) và đi phân cứng hoặc phân viên.
- Bé bị khó tiêu, chướng bụng: Phần bụng phình to và bố mẹ sờ thấy cứng.
- Bé quấy khóc liên tục: Khi bị táo bón, bé thấy chướng bụng, khó chịu và ngủ không sâu giấc. Do đó, sẽ thường xuyên quấy khóc nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, chậm đi tiêu không phải là dấu hiệu chính xác nhất để nhận biết trẻ bị táo bón bởi tần suất đi tiêu của từng bé là khác nhau và thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
- Trẻ sơ sinh uống sữa mẹ thường đi tiêu 5 – 6 lần/ngày. Đối với trẻ kém hấp thu hơn, thường đi 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ uống sữa công thức đi ít hơn trẻ bú sữa mẹ, khoảng 1 – 2 lần/ngày.
Nếu trẻ không đi tiêu trong vài ngày liên tục là điều không bình thường.
Trẻ đi tiêu khó khăn, phân cứng là dấu hiệu nhận biết dễ dàng về tình trạng táo bón
2. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón?
Nếu bạn đang lo lắng không biết tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón là gì thì dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
2.1. Bé uống không đủ nước
Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa mẹ vừa là nguồn dưỡng chất, vừa là nguồn cung cấp nước cho bé. Nếu lượng sữa bé bú hằng ngày không đủ thì cơ thể bé dễ mất nước, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Với mỗi 1 kg cân nặng, trẻ cần đáp ứng khoảng 163 ml sữa.
Đối với trẻ sơ sinh dùng sữa công thức, mẹ nên chú ý bổ sung nước nhiều hơn cho con bởi hàm lượng muối trong sữa công thức cao hơn so với sữa mẹ nên nước sẽ giúp trẻ đào thải chất bẩn dễ dàng hơn. Nguyên tắc chung về lượng nước cho trẻ uống: ½ hoặc 1 ly nước/ngày (tương đương với 125 – 250ml). Nên chia nhỏ theo từng bữa bú thay vì cho trẻ uống đủ trong một lần.
2.2. Trẻ sơ sinh bị táo bón do chế độ dinh dưỡng thay đổi
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh luôn nhạy cảm với mọi thay đổi trong chế độ ăn uống.
- Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều thức ăn cay, nóng, dầu mỡ, nhiều đạm và thiếu chất xơ thì khả năng trẻ bị táo bón cao.
- Đối với trẻ tập ăn dặm, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ năm nhóm chất: Tinh bột, vitamin và chất xơ, sữa, chất béo, muối và đường. Ngoài ra, cần bổ sung thêm sắt trong thịt, cá, đậu phụ, chất xơ trong rau củ, trái cây và uống đủ nước để tránh táo bón.
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu nước khiến trẻ dễ bị táo bón
2.3. Bất dung nạp chất đạm trong sữa
Bất dung nạp chất đạm trong sữa là tình trạng trẻ không hấp thụ hết đường lactose và dị ứng đạm sữa, gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó thở…
Dấu hiệu rõ ràng nhất để chứng minh cho việc bé không dung nạp đạm sữa là táo bón. Trong sữa mẹ, tỉ lệ đạm whey và đạm casein là 6:4. Đây là tỉ lệ phù hợp nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Nhưng với sữa công thức, tỉ lệ đạm casein lại cao hơn nhiều so với đạm whey. Đạm casein có cấu trúc phân tử lớn, dễ kết tủa trong dạ dày nên khó tiêu hóa và hấp thu. Do đó, trẻ bị táo bón thường xuyên là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là sự phát triển chưa hoàn thiện về hệ tiêu hóa của trẻ từ 0 – 12 tháng. Tại thời điểm này, đường ruột của trẻ chưa có đủ sức đề kháng, chưa có khả năng tự cân bằng dưỡng chất trong sữa cũng như chống lại hại khuẩn nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa thường chậm lớn, kén ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc lựa chọn sữa công thức cân bằng dinh dưỡng, giống với sữa mẹ và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sẽ giúp con phát triển tốt và khỏe mạnh.
2.4. Trẻ bị táo bón do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân bên ngoài, nếu bé mắc bệnh đại tràng bị phình to (bệnh Hirschsprung) hoặc bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) thì khả năng cao trẻ sẽ bị táo bón.
Đại tràng phình to (bệnh Hirschsprung) là hiện tượng đại tràng giãn ra quá mức do thiếu tế bào thần kinh trong cơ ruột già, dẫn đến tình trạng tắc ruột gây ra táo bón.
Suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp. Một số dấu hiệu nhận biết như táo bón, chịu lạnh kém, tính cách thay đổi thất thường, khó biểu đạt cảm xúc…
Bệnh đại tràng phình to và suy tuyến giáp khiến cho trẻ có nguy cơ bị táo bón cao hơn
3. Bỏ túi 7 cách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh
Để khắc phục tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh, bạn có thể tham khảo 7 cách sau:
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần có chế độ thực phẩm cân bằng 4 nhóm chất cơ bản: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, có nhiều chất xơ bằng việc bổ sung trái cây, rau xanh. Ngoài ra, nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, nhiều đạm như thịt bò, cá, sữa… Đồng thời, mẹ cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước/ngày để tăng khả năng tiết sữa.
Đối với trẻ sơ sinh tập ăn dặm, mẹ nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả… và tăng cường cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Việc này giúp phân mềm và dễ đào thải hơn, hạn chế tình trạng bón.
3.2. Thay đổi sữa công thức cho trẻ
Nếu nguyên nhân gây táo bón xuất phát từ sữa công thức đang dùng, bạn nên thay đổi sữa cho trẻ.
Một số yếu tố chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ:
- Nguồn sữa có đạm sữa nhỏ, mềm: Đạm sữa quyết định khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Với hệ tiêu hóa còn non nớt, nên ưu tiên lựa chọn sữa có kết cấu đạm nhỏ, mềm để dễ chuyển hóa và hấp thụ.
- Thành phần chất xơ tự nhiên GOS, FOS, PureGOS: Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, bổ sung thêm chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. GOS, FOS, PureGOS là những chất xơ tự nhiên, hỗ trợ hoạt động đường ruột khỏe mạnh bởi GOS, FOS khi lên men tạo ra khí và hút nước giúp phân mềm, xốp giúp bé dễ dàng thải ra. Từ đó giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Sữa không đường sucrose, hương liệu: Đường sucrose đặc biệt có hại cho cơ thể đang bị hội chứng ruột kích thích. Nếu trẻ đang bị táo bón thì hoạt động nhu động ruột đang giảm. Không nên dùng sữa có sucrose hay hương liệu vì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bón.
- Không chứa thành phần dầu cọ: Dầu cọ có chứa axit palmitic. Khi axit này kết hợp với canxi sẽ tạo ra hợp chất canxi khó tan và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hấp thụ được, làm cho kết cấu phân cứng hơn gây ra khó tiêu, táo bón.
- Thành phần Nucleotide: Nucleotide giúp hệ tiêu hóa ổn định, giảm triệu chứng táo bón, tiêu chảy, không dung nạp của đường…
Ngoài ra, cần kiểm tra lượng sữa và cách pha sữa công thức đã chính xác với hướng dẫn của nhà sản xuất hay chưa bởi nếu lượng sữa không thích hợp, pha sữa không quá đặc có thể gây táo bón ở trẻ.
3.3. Tập cho trẻ sơ sinh uống nước thường xuyên
Nên tập thói quen uống nước thường xuyên cho trẻ vì nước có khả năng làm mềm phân tự nhiên. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm nước bằng hoa quả mọng như dưa hấu, cam, bưởi, mận, táo…
3.4. Massage bụng cho trẻ
Massage bụng cho trẻ bị táo bón là một phương pháp tiết kiệm, dễ làm tại nhà. Massage bụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, kích thích nhu động ruột, giúp trẻ thư giãn. Từ đó, trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Có thể thực hiện massage tối thiểu 3 lần/ngày cùng với tinh dầu để làm mềm và hạn chế kích ứng da. Thời gian thực hiện massage tốt nhất: Buổi sáng khi bé vừa thức dậy, trước khi bé tắm và trước khi đi ngủ.
Massage bụng tối thiểu 3 lần/ngày giúp kích thích nhu động ruột và tiêu hóa tốt hơn để hạn chế táo bón ở trẻ sơ sinh
3.5. Luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ
Lợi ích của việc rèn luyện thói quen đi vệ sinh như giúp bé tập kiểm soát cơ thể, kích thích ruột hoạt động đúng giờ, hạn chế tình trạng táo bón, trĩ…
Một số lưu ý khi luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ:
- Bố mẹ cần kiên trì trong quá trình tập luyện cho trẻ.
- Không nên quát mắng mà hãy khuyến khích, cổ vũ trẻ.
- Giúp trẻ học kỹ năng thông qua quan sát.
3.6. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Ngâm hậu môn trong nước ấm là biện pháp khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả. Nước ấm giúp giãn nở cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động để bé sơ sinh dễ đi ngoài. Thực hiện ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
3.7. Mẹo dân gian chữa táo bón hiệu quả
Một số mẹo dân gian có thể làm tại nhà khi trẻ táo bón:
- Bôi mật ong vào hậu môn: Mật ong có tính nóng nên giúp kích thích giãn nở cơ hậu môn để dễ thải phân ra ngoài.
- Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn: Chất nhờn trong mồng tơi giúp bôi trơn đường thải phân.
- Uống nước diếp cá: Lấy 10 – 15 lá diếp cá giã nhuyễn, chắt lấy nước và mẹ uống trước khi cho con bú. Sau 2 – 3 ngày, trình trạng táo sẽ giảm.
Lưu ý rằng những mẹo trên chỉ là mẹo dân gian truyền miệng. Nếu muốn sử dụng, bạn nên nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Nếu thực hiện 7 biện pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để nhận đơn kê chữa táo bón phù hợp từ bác sĩ như thuốc nhuận tràng, thuốc đặt glycerin nhằm kích thích nhu động ruột. Bố mẹ cần lưu ý dùng thuốc đúng theo chỉ định và liều lượng bác sĩ hướng dẫn, tránh dùng tùy tiện vì có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
4. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị táo bón đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Đã thử tất cả các cách điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm
- Nôn mửa, dịch xanh hoặc vàng
- Người mệt lả, mất nước
- Lười ăn hoặc bú
- Phân có máu, màu đen
- Bụng chướng to
- Quấy khóc liên tục
- Trẻ tiêu phân lỏng
- Trẻ có tiền căn tiêu phân su sau 24 giờ sau sinh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là một hiện tượng hiếm gặp bởi hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ rất nhạy cảm với thực phẩm không phù hợp. Mẹ cần lưu ý lựa chọn chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và dòng sữa công thức phù hợp cho trẻ sơ sinh như Friso Gold, Friso Gold Pro… để bé luôn khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-so-sinh-bi-tao-bon-phai-lam-sao