Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không và cách xử lý?
Tác giả: Đồng Nguyễn
Tình trạng trẻ không đi ngoài nhiều ngày liền khiến các bậc phụ huynh lo lắng, không biết là bình thường hay bất thường. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không, cũng như nguyên nhân và cách xử lý để đảm bảo sức khỏe cho con yêu. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần một ngày?
Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bé:
- Với trẻ bú sữa mẹ: Vì sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ nên lượng chất cơ thể đào thải vô cùng ít. Vì vậy, trẻ thường khá hiếm khi đi ngoài mỗi ngày. Sau khoảng 6 tuần đầu tiên, trẻ có thể không đi ngoài 1 – 2 tuần.
- Với trẻ bú sữa công thức: Đi ngoài 4 lần/ngày hoặc 1 lần trong vài ngày.
- Trẻ tập ăn dặm: Tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ mà trẻ có thể đi 1 – 2 lần/ngày hoặc không.
Trẻ sơ sinh có tần suất đi ngoài không giống nhau vì còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
2. Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không?
Để xác định được mức độ nguy hiểm, mẹ có thể quan sát phân của trẻ. Trường hợp con không đi ngoài từ 2 – 5 ngày nhưng phân vẫn mềm, bụng không bị chướng, hoạt động ăn ngủ điều độ, tăng cân đều đặn thì bố mẹ không cần lo lắng.
Ngược lại, nếu mỗi lần đi ngoài, phân của trẻ khô cứng, quá trình đại tiện khó khăn, phải rặn mạnh mới có thể thải ra ngoài thì khả năng cao trẻ đã bị táo bón hoặc gặp một số vấn đề về tiêu hóa.
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài trong 5 ngày
Bên cạnh lo lắng việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 5 ngày có sao không, các mẹ còn mong muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó phòng ngừa trường hợp này xảy ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, ít chất xơ, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Trẻ biếng bú, cơ thể không đủ nước khiến phân khô cứng, khó thải ra ngoài.
- Chế độ ăn dặm chưa phù hợp, cụ thể là ít chất xơ, nhiều đạm. Trong một vài trường hợp, nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm (chưa đủ 6 tháng tuổi) cũng có thể gây táo bón vì hệ tiêu hóa non nớt chưa thể tiêu hóa thức ăn.
- Sữa công thức chưa phù hợp, chứa ít chất xơ, nhiều đạm sữa lớn hoặc đạm bị biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần.
- Dùng nhiều kháng sinh khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị tổn thương, cản trở hoạt động đào thải.
- Ngoài ra, trẻ bị táo bón có thể do mắc các bệnh lý về tiêu hóa như bất thường về vị trí trực tràng, độ kín của hậu môn, tắc nghẽn ruột, viêm ruột, lồng ruột,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài.
4. Trẻ sơ sinh không đi ngoài nhiều ngày: Làm sao khắc phục?
Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Đáp án là có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và sự phát triển lâu dài của trẻ. Vì vậy mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Cụ thể:
4.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ
Với trẻ bú mẹ, mẹ nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình để cho ra nguồn sữa mát chất lượng. Theo đó, mẹ nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm như rau củ, hoa quả tươi, thịt, cá, trứng, dầu thực vật, cơm,… Đồng thời, không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, các món ăn nóng, chua cay, nhiều dầu mỡ,…
4.2 Cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết
Mẹ cũng nên tăng cữ bú cho trẻ để cơ thể con nạp đủ lượng nước cần thiết, giúp phân mềm và dễ đào thải. Tùy vào từng độ tuổi sẽ có lượng sữa bú phù hợp, chẳng hạn:
- Trẻ 7 ngày tuổi cần bú 35ml (tương đương 8 – 12 cữ bú).
- Trẻ 1 tháng tuổi cần 35 – 60ml (tương đương 6 – 8 cữ bú).
- Trẻ 2 tháng tuổi cần 60 – 90ml (tương đương 5 – 7 cữ bú).
- Trẻ 3 tháng tuổi cần 60 – 120ml (tương đương 5 – 6 cữ bú).
- Trẻ 4 tháng tuổi là 90 – 120ml (tương đương 5 – 6 cữ bú).
4.3 Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Để hạn chế tình trạng táo bón khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé tập ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Đặc biệt là lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, dụng cụ chế biến đồ ăn dặm phải luôn vệ sinh sạch sẽ.
Trong đó, mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất, gồm chất đường bột (gạo, khoai,…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (dầu thực vật,…), vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả, sữa chua,…).
Chế độ ăn dặm của trẻ phải được điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đầu đời còn khá non nớt, nên mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm như đồ đóng hộp, thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
4.4 Lựa chọn sữa công thức phù hợp
Để hạn chế táo bón, mẹ nên chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Cụ thể là sữa giàu chất xơ, chứa đạm nhỏ tự nhiên dễ tiêu hóa và không qua nhiều lần xử lý nhiệt để ngăn ngừa đạm biến tính gây khó tiêu, chướng bụng.
Gợi ý đến mẹ Friso Gold – dòng sữa công thức chứa 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần, giúp trẻ dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và nhiều vấn đề đường ruột. Kèm theo đó là chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột, cho trẻ hấp thu nhanh.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, mời bố mẹ truy cập TẠI ĐÂY.
Còn Friso Gold Pro, sản phẩm có chứa chất xơ PureGOS giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón, từ đó cho khuôn phân tốt, tần suất đi ngoài bình thường. Kết hợp cùng HMO giúp tăng cường đề kháng, ít ốm vặt, lớn khôn khỏe mạnh.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, bố mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY.
4.5 Đưa trẻ đi khám
Nếu trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài, kèm theo các biểu hiện như sốt, xì hơi nhiều, nôn mửa, chướng bụng, bỏ bú, khóc liên tục,… thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay lập tức để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Nên đưa trẻ đi khám nếu có nhiều biểu hiện bất thường đi kèm.
Đến đây, hẳn bố mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không, đồng thời hiểu thêm về nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ táo bón rồi nhỉ? Hy vọng thông tin trên đã giúp ích được cho bố mẹ trong hành trình chăm sóc trẻ, cho con luôn khỏe mạnh nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-so-sinh-2-ngay-khong-di-ngoai