Mụn bọc: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát
Tác giả: Đồng Nguyễn
Mụn bọc là một trong những dạng mụn viêm nghiêm trọng, không những gây đau nhức mà còn có thể để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách. Hiểu được nguyên nhân gây mụn bọc và lựa chọn cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ khám phá cách điều trị mụn bọc cùng những sai lầm cần tránh để có làn da mịn màng hơn.
1. Mụn bọc là gì? Cơ chế hình thành và quá trình tiến triển như thế nào?
Mụn bọc là dạng mụn viêm ở mức độ nặng, gây ra các vết sưng đỏ, đau nhức và dễ để lại sẹo nếu không chữa trị đúng cách. Khi phát triển, mụn bọc trông giống như nhọt trên da, có dạng u nang lớn chứa đầy mủ và dễ gây áp xe. Loại mụn này thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít kín bởi dầu nhờn dư thừa, da chết và vi khuẩn gây mụn. Cụ thể mụn bọc hay xuất hiện ở cổ, vai, ngực, cánh tay, mặt , đùi, mông,…
Cơ chế hình thành mụn bọc:
- Do các nang lông trên bề mặt da bị tắc nghẽn, không cho phép dầu nhờn và các tế bào da chết thoát ra ngoài.
- Vi khuẩn Propionibacterium acnes sống kí sinh trên da có thể phát triển trong môi trường này và góp phần vào sự viêm nang lông.
- Tuyến dầu bã nhờn dưới da hoạt động mạnh, tích tụ quá nhiều tế bào da chết trên bề mặt da cùng với sự thay đổi nội tiết và hoạt động quá mạnh của hormone androgen dẫn đến sản xuất bã nhờn vượt quá mức bình thường.
Cơ chế hình thành mụn bọc
Quá trình tiến triển của mụn bọc:
- Giai đoạn 1: Mụn trứng cá bị vi khuẩn tấn công, chuyển thành mụn bọc, kích thước nhỏ.
- Giai đoạn 2: Mụn sưng to, sau đó hình thành nhân, chứa dịch mủ có màu trắng hoặc vàng.
- Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra có thể kèm theo máu.
2. Các loại mụn bọc thường gặp
Để tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả, trước tiên bạn cần phải biết được bản thân đang thuộc loại mụn bọc nào dưới đây:
- Mụn bọc có nhân: Mụn bọc có nhân xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn. Mụn thường có kích thước lớn, sưng đỏ và có nhân mủ ở bên trong, gây đau nhức. Đây là một trong những loại mụn cứng đầu nhất và dễ để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách.
- Mụn bọc không nhân: Mụn bọc không nhân là một loại mụn viêm lớn và sưng đỏ, nhưng không có đầu mủ (nhân) rõ ràng như mụn bọc có nhân. Loại mụn này phát triển sâu dưới da và thường rất đau, khiến da bị sưng đỏ trong thời gian dài. Do không có đầu nhân dễ thấy, mụn bọc không nhân khó xử lý và dễ để lại thâm, sẹo.
- Mụn bọc bị chai: Mụn bọc bị chai là loại mụn đã tồn tại lâu trên da, nhân mụn không trồi lên bề mặt mà nằm sâu dưới da. Mụn bọc bị chai không gây đau nhức như khi mới xuất hiện, nhưng lại rất khó xử lý, dễ để lại sẹo lõm hoặc thâm kéo dài.
- Mụn bọc có mủ: Mụn bọc có mủ là dạng mụn viêm nghiêm trọng, hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nhiễm khuẩn. Mụn thường có kích thước lớn, sưng đỏ, đau nhức và có mủ bên trong. Loại mụn này thường khó chịu và nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.
Mụn mủ không chỉ đau đớn mà còn làm giảm tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Đây là một trong những loại mụn viêm phổ biến, có khả năng gây tổn thương sâu cho da nếu không được điều trị đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân, cách chăm sóc…
- Mụn bọc có dịch: Thường xuất hiện dưới dạng các nốt sưng đỏ và có chứa dịch lỏng bên trong (thường là hỗn hợp giữa mủ và dịch huyết thanh). Dịch trong mụn bọc có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm sâu trong da. Nếu không được điều trị sớm dễ để lại thâm hoặc sẹo.
- Mụn bọc có máu: Không chỉ chứa mủ mà còn có máu xuất hiện khi mụn bị vỡ hoặc bị tác động mạnh. Do tình trạng viêm nhiễm sâu dưới da làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy mụn đang ở giai đoạn nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ để lại sẹo thâm.
- Mụn bọc đầu trắng: Loại mụn này xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn. Khi vi khuẩn phát triển, vùng da xung quanh bị viêm nhiễm, tạo ra một khối mụn sưng đỏ và có đầu trắng, là nơi mủ tích tụ.
Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người ở mọi độ tuổi, gây mất tự tin và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để điều trị mụn hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là xác định các loại mụn mà bạn đang gặp phải. Mỗi loại mụn đều có…
3. Nguyên nhân gây mụn bọc
Mụn bọc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
3.1. Tuyến dầu sản xuất quá mức
Các tuyến nhờn có chức năng sản xuất dầu (bã nhờn) giúp dưỡng ẩm và cân bằng da. Tuy nhiên khi bã nhờn sản xuất quá mức hoặc không được kiểm soát dẫn đến việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây mụn. Kết hợp với việc vệ sinh da không tốt, mụn bọc ở mũi, má hay cằm sẽ dễ dàng phát triển.
3.2. Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố nhất thường xảy ra ở những người trải qua các giai đoạn thay đổi về hormone ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh. Nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến bã nhờn, có thể dẫn đến mụn bọc nếu không kiểm soát tốt.
Mụn ẩn là một trong những tình trạng về da phổ biến khiến nhiều người lo ngại. Dù không sưng đỏ hay đau nhức như các dạng mụn khác, nhưng mụn ẩn lại khiến da không được mịn màng và khó điều trị. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi…
3.3. Chăm sóc da không đúng cách
Chăm sóc da không đúng cách như sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không tẩy trang kỹ hay không làm sạch dụng cụ trang điểm có thể gây bít tắc chân lông, vi khuẩn hoặc dầu nhờn tích tụ không được loại bỏ, từ đó hình thành mụn bọc.
3.4. Thói quen sờ chạm, cạy nặn mụn
Mặc dù việc chạm vào mặt hoặc nặn mụn có thể giúp tạm thời giải quyết các nốt mụn. Tuy nhiên thói quen này lại vô tình đưa vi khuẩn lên da, tăng nguy cơ sinh mụn và khiến cho tình trạng mụn lan rộng hơn.
Thói quen sờ chạm, cạy nặn mụn là nguyên nhân hình thành nên mụn bọc
3.5. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sự duy trì sức khỏe của làn da và một chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây ra mụn bọc. Những loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến bã nhờn, cân bằng nội tiết và miễn dịch, từ đó ảnh hưởng đến làn da.
Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người, ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin. Để cải thiện tình trạng mụn hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách trị mụn tại nhà gợi ý trong bài viết sau. Đừng bỏ lỡ nhé. 1. Mặt nạ trị…
3.6. Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone cortisol – hormone căng thẳng, có thể khiến tuyến bã nhờn làm việc nhiều hơn, dẫn đến hình thành mụn bọc. Bên cạnh đó, stress có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol và androgen trong cơ thể, từ đó thúc đẩy tiết dầu nhờn và làm mụn bọc trở nên nghiêm trọng hơn.
3.7. Tác dụng phụ một số thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có kích thích hình thành mụn bọc. Những loại thuốc có thể gây nổi mụn bọc gồm thuốc Corticosteroid, thuốc kháng sinh hay Anabolic Steroids được sử dụng bởi những người tập thể hình,…
3.8. Nguyên nhân di truyền
Mụn bọc cũng có thể là do yếu tố di truyền. Theo đó nếu trong gia đình bạn có người gặp vấn đề về mụn thì khả năng cao bạn cũng dễ bị mụn.
Mụn đầu đen là một trong những loại mụn phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, mụn đầu đen nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tiến triển thành mụn…
4. Các phương pháp điều trị mụn bọc hiệu quả
Một số phương pháp trị mụn bọc hiệu quả bạn có thể tham khảo gồm:
4.1. Điều trị mụn bọc tại nhà
- Trị mụn bọc bằng chanh: Nước cốt chanh chứa nhiều vitamin C và axit citric, hỗ trợ làm dịu da, loại bỏ tế bào chết và giúp làm se vết mụn. Chỉ cần vắt lấy nước cốt từ nửa quả chanh, dùng bông tăm hoặc bông gòn thấm nước cốt chanh chấm lên vùng da bị mụn bọc. Để nước cốt chanh trên da trong khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trị mụn bọc bằng tỏi: Tỏi chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn có thể giúp làm giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và hỗ trợ làm se mụn nhanh chóng. Bạn cần chuẩn bị 1-2 tép tỏi tươi sau đó đập dập hoặc nghiền nát. Dùng bông tăm thấm nước tỏi, chấm lên trực tiếp nốt mụn bọc. Để yên khoảng 5-10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trị mụn bọc bằng mật ong: Mật ong từ lâu đã được biết đến như một nguyên liệu thiên nhiên có nhiều công dụng trong chăm sóc da. Mật ong giúp giảm mụn, làm dịu da và hỗ trợ quá trình hồi phục sau mụn. Nguyên liệu là 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất. Thoa trực tiếp một lớp mỏng mật ong lên nốt mụn bọc hoặc vùng da bị mụn. Để yên trong khoảng 20-10 phút sau đó rửa mặt bằng nước ấm và lau khô.
- Trị mụn bọc bằng cà chua: Phương pháp này giúp làm dịu nốt mụn sưng, đồng thời cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa cho da. Rửa sạch cà chua, cắt thành lát mỏng. Đắp trực tiếp các lát cà chua lên vùng da bị mụn bọc. Để yên khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
- Trị mụn bọc bằng trà túi lọc: Đun sôi nước, sau đó ngâm túi trà trong nước nóng khoảng 5-10 phút cho đến khi nước có màu sắc đậm. Để túi trà nguội xuống một chút nhưng vẫn còn ấm, không quá nóng. Nhẹ nhàng chườm túi trà ấm lên vùng da bị mụn bọc trong khoảng 10-15 phút. Nếu bạn không có thời gian, có thể dùng bông gòn thấm nước trà và thoa lên vùng da đó. Sau khi thực hiện, rửa lại mặt bằng nước sạch.
Tình trạng nổi mụn do nóng gan thường gặp ở nhiều người và gây ra nhiều ảnh hưởng đến ngoại hình của người bị. Nguyên do là bởi trong gan không thể loại thải hết độc tố, kết hợp một số tác động về tâm lý và thay đổi chức…
4.2. Điều trị bằng thuốc
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc bôi trực tiếp:
- Benzoyl Peroxide: Giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch lỗ chân lông. Thường có trong các sản phẩm trị mụn.
- Retinoids: Giúp tái tạo tế bào da, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm viêm.
- Axit azelaic: Điều trị rối loạn sắc tố sau viêm.
Thuốc bôi trị mụn bọc giúp giảm sưng viêm và gom cồi mụn.
Thuốc kháng sinh:
- Tetracycline: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp protein. Tác dụng phụ có thể gây buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng.
- Doxycycline: Thường được kê đơn cho trường hợp mụn bọc nặng hoặc kháng thuốc với các loại kháng sinh khác. Tương tự như tetracycline, doxycycline cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tác dụng phụ là nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn tiêu hóa và có thể gây phát ban.
- Minocycline: Được sử dụng để điều trị mụn bọc và một số bệnh nhiễm trùng khác. Giống như doxycycline, minocycline cũng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tác dụng phụ gồm nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn tiêu hóa và đôi khi có thể gây chóng mặt hoặc hoa mắt.
- Erythromycin: Thường được sử dụng cho những người không thể sử dụng tetracycline hoặc thuốc kháng sinh khác. Có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Một số tác dụng phụ gồm rối loạn tiêu hóa, đau bụng và có thể gây phát ban.
Thuốc Isotretinoin:
Isotretinoin thường được chỉ định trong các trường hợp mụn bọc từ trung bình đến nặng, không đáp ứng với các liệu pháp điều trị trước đó. Tác dụng phụ của isotretinoin phụ thuộc liều thuốc như khô da, khô mắt, da bong tróc, kích ứng,…. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi dùng isotretinoin, hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời.
Thuốc điều trị nội tiết:
- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai kết hợp (estrogen và progestin) thường được sử dụng để điều trị mụn bọc ở phụ nữ. Thuốc tránh thai giúp điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể, làm giảm sự sản xuất bã nhờn và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. (Lưu ý: Cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, vì thuốc tránh thai có thể có tác dụng phụ và không phù hợp với mọi đối tượng).
- Spironolactone: Là một thuốc lợi tiểu và thường được sử dụng cho phụ nữ để điều trị mụn trứng cá do nội tiết. Thuốc giúp giảm tác động của hormone androgen, làm giảm sản xuất bã nhờn và cải thiện tình trạng da. Tác dụng phụ có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt và một số vấn đề liên quan đến điện giải.
Trong vô vàn các loại thuốc trị mụn như hiện nay, đâu là sản phẩm tốt và mang lại hiệu quả cao? Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề này, đừng bỏ qua 15+ sản phẩm thuốc trị mụn gợi ý trong bài viết sau đây. 1. Các loại thuốc…
4.3. Điều trị mụn bọc bằng công nghệ cao
- Laser KTP: Khi tia laser được chiếu vào vùng da bị mụn, nó giúp loại bỏ vi khuẩn C.acnes – tác nhân chủ yếu gây ra mụn bọc. Đồng thời, nó cũng làm giảm viêm và sưng đỏ, kích thích sản sinh collagen giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
- Laser CO2 Fractional: Tia laser sẽ phá vỡ lớp tế bào da không mong muốn mà không làm tổn thương đến vùng lân cận, giúp hạn chế tổn thương và thời gian phục hồi. Quá trình này kích thích sản sinh collagen và elastin giúp tái tạo da, giảm thiểu nếp nhăn và ngăn ngừa hình thành sẹo mụn.
- Liệu pháp quang động (PDT): PDT (Photo Dynamic Therapy) là công nghệ quang động trị liệu, kết hợp hoạt chất Methyl – ALA để điều trị mụn hiệu quả.
- Laser IPL: Trong điều trị mụn bọc, ánh sáng IPL sẽ tiêu diệt vi khuẩn C.acnes đồng thời giảm viêm và sưng. Ánh sáng IPL còn kích thích sản xuất collagen, giúp tái tạo và làm mới bề mặt da, mang lại làn da mịn màng và khỏe mạnh.
Điều trị mụn bọc bằng công nghệ cao giúp tăng hiệu quả giảm sưng viêm, kiểm soát mụn tốt hơn.
4.4. Điều trị mụn bọc bằng phương pháp vật lý:
- Lấy mụn bọc chuẩn Y khoa: Việc lấy nhân mụn bọc chuẩn y khoa thường được thực hiện tại các spa, thẩm mỹ viện hay khoa thẩm mỹ của các bệnh viện lớn. Phương pháp này chỉ áp dụng sau khi nốt mụn bọc đã tiêu viêm, gom cồi.
- Peel da: Quá trình này giúp kích thích sản sinh tế bào mới, cải thiện kết cấu da và làm sạch sâu lỗ chân lông. Đối với làn da mụn bọc, peel da giúp giảm viêm, làm khô nhân mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.
- Lăn kim trị mụn: Phương pháp sử dụng một thiết bị có nhiều đầu kim nhỏ để tạo ra các vi tổn thương trên bề mặt da. Những vi tổn thương này kích thích da tự chữa lành và thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và elastin tự nhiên. Đối với da mụn bọc, lăn kim giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, giảm viêm nhiễm và khắc phục tình trạng thâm sẹo sau mụn.
Mụn đầu đen là một trong những loại mụn phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, mụn đầu đen nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tiến triển thành mụn…
5. Những điều sai lầm khi điều trị mụn bọc
Mụn bọc là một trong những loại mụn khó chịu và dễ để lại thâm sẹo nhất. Việc điều trị mụn bọc cần sự kiên nhẫn và đúng phương pháp. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải những sai lầm không đáng có khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Tự ý nặn mụn bọc.
- Hay chạm tay lên mặt.
- Sử dụng quá nhiều sản phẩm điều trị mụn.
- Rửa mặt quá nhiều lần.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Ít vận động thể dục.
Mụn trứng cá mọc nhiều ở lưng là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Không chỉ xuất hiện mụn ở lưng, nhiều người còn gặp phải tình trạng mụn nổi nhiều ở mặt, trắn, cằm, ngực... Có nhiều nguyên nhân chính khiến mụn ở lưng xuất hiện và không…
6. Biến chứng của mụn bọc
Mụn bọc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý và điều trị đúng cách. Dưới đây là những biến chứng phổ biến của mụn bọc và cách ngăn ngừa chúng.
- Thay đổi sắc tố da: Thay đổi sắc tố da sau khi bị mụn bọc là một trong những tình trạng thường gặp nhất. Dù mụn đã lành, da vẫn có thể xuất hiện các vết thâm, sẫm màu, hoặc các vùng da không đều màu. Đây là tình trạng rối loạn sắc tố hay tăng sắc tố sau viêm.
- Sẹo, biến dạng vùng da bị tổn thương: Do mụn bọc làm tổn thương cấu trúc collagen và elastin dưới da nên da không thể tái tạo một cách tự nhiên, từ đó gây sẹo khiến bề mặt da không còn mịn màng.
- Mụn bị chai cứng: Tình trạng mụn viêm sâu dưới da đã phát triển trong thời gian dài, dẫn đến hình thành một lớp mô cứng xung quanh ổ viêm. Khối mụn này trở nên cứng, không có nhân mụn để nặn ra và không dễ dàng biến mất như các loại mụn thông thường khác.
- Nhiễm trùng toàn thân: Các tình trạng áp xe sâu, viêm nhiễm nặng có thể gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, biểu hiện triệu chứng sốt, đau khớp, tiêu chảy,…
- Tác dụng phụ liên quan đến thuốc điều trị: Có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt,…
- Ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm: Với sự xuất hiện của mụn bọc, nhiều người có thể trải qua cảm giác tự ti, lo lắng và thậm chí là trầm cảm.
Mụn bọc nếu không sớm điều trị hoặc trị không đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Bạn đang loay hoay tìm cách trị thâm mụn nhanh chóng và hiệu quả? Mụn thâm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến làn da kém rạng rỡ, thiếu sức sống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trị thâm mụn tại nhà với các phương pháp…
7. Cách ngăn ngừa mụn bọc tái phát
Việc điều trị mụn bọc là cần thiết, nhưng việc ngăn ngừa chúng tái phát còn quan trọng hơn. Dưới đây là những cách hiệu quả để ngăn ngừa mụn bọc quay trở lại:
- Giữ làn da sạch sẽ: Bạn nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng sản phẩm phù hợp với loại da và tẩy tế bào chết định kỳ.
- Chăm sóc da hàng ngày: Chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu và không gây bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp sử dụng kem dưỡng và các sản phẩm chống nắng khi ra ngoài.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm có đường, thực phẩm chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây và đặc biệt là uống đủ nước.
- Sinh hoạt khoa học: Tập thể dục đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, ngủ sớm và đủ giấc, hạn chế căng thẳng quá mức,… .
- Duy trì thói quen tốt: Không sờ tay lên mặt, thay đổi ga gối và khăn tắm thường xuyên, không cạy nặn mụn,…
Việc phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là cách trị mụn nhọt đơn giản nhất, chỉ bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên bạn đã có thể loại bỏ nhanh…
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn về mụn bọc, nguyên nhân và cách điều trị. Để trị mụn bọc hiệu quả, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da đúng cách, tuân thủ phác đồ của bác sĩ và thay đổi lối sống là rất quan trọng. Hãy sớm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị khoa học để sớm hết mụn bạn nhé.