Nhiễm vi khuẩn HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Tác giả: huong
Thông thường khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phương pháp nội soi để kiểm tra thăm khám dạ dày và chẩn đoán xem bạn có nhiễm vi khuẩn HP không. Do trong những năm gần đây, tỷ lệ ung thư dạ dày ngày càng tăng cao. Nó được xếp vào trong top 10 các căn bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp nhất tại nước ta. Mà HP dương tính chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính khiến nguy cơ ung thư tăng cao.
Thế nào là HP dương tính?
Vi khuẩn HP được viết tắt từ tên khoa học Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí gây nên độc tố cấp. Nó xuất hiện phổ biến trong niêm mạc dạ dày. Nó có thể sản sinh ra một hoạt chất tên là catalase. Chính chất này gây phá hủy và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi xét nghiệm, nếu người bệnh nhận được kết quả là HP dương tính tức là dạ dày đang có vi khuẩn HP xâm nhập.
Nếu ở điều kiện bình thường, vi khuẩn HP tồn tại như một phần của dạ dày. Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn uống không đúng giờ giấc, uống rượu bia hoặc bị căng thẳng tạo điều kiện cho vi khuẩn HP hoạt động ngày càng mạnh. Từ đó gây nên nhiều triệu chứng bất lợi cho người bệnh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ HP dương tính ngày càng tăng với tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu trong gia đình có một người nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ người chồng hoặc người vợ có HP dương tính là 68%, con cái có khả năng nhiễm 40%. Dùng chung bát đĩa, dụng cụ vệ sinh là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ lây nhiễm. Hơn nữa, tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP còn do công tác y tế dự phòng không đảm bảo nơi cộng đồng. Cùng với đó là mỗi cá nhân không vệ sinh thân thể sạch sẽ, lựa chọn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Polyp dạ dày là một trong những triệu chứng bệnh về dạ dày đặc biệt, không có nhiều biểu hiện rõ rệt nhưng khi phát hiện bệnh thường đã phát triển nặng nề và có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người…
Cách phát hiện HP dương tính phổ biến
1. Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp hữu ích và thông dụng nhất để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP. Dụng cụ nội soi nhỏ có đường kính 1cm gắn camera. Bác sĩ nội soi tiến hành luồn ống qua từ đường thực quản đến dạ dày. Thông qua hình ảnh nhận được, bác sĩ sẽ theo dõi được tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày. Ống nội soi có thể được dùng chung ở nhiều bệnh nhân. Nếu công tác vệ sinh khử trùng không được đảm bảo rất có thể dẫn đến hiện tượng lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
2. Test thở UBT
Bác sĩ sẽ đưa bạn một thiết bị để thở vào đó. Nó có hình dạng giống quả bóng hoặc một chiếc thẻ ATM. Hơi thở của bạn sẽ được tiến hành đo đạc trên các thiết bị phân tích. Phương pháp này cho kết quả chính xác và được thực hiện nhanh chóng. Nó có thể áp dụng ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chi phí cho một lần test khá cao. Mức giá dao động từ 400.000- 700.000 hoặc có thể hơn tùy bệnh viện hoặc cơ sở y tế.
3. Xét nghiệm máu
Khi tiến hành xét nghiệm máu, nếu phát hiện có kháng thể kháng HP trong máu nghĩa là cơ thể có nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu thì không thể chẩn đoán chính xác. Bởi vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt hết nhưng kháng thể HP vẫn còn trong máu. Mặt khác, vi khuẩn HP có thể không xuất hiện trong máu mà có thể lưu trú tại khoang miệng, xoang và đường ruột.
Vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày?
Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân khi đau quá chịu không được, sút cân mạnh mới phát hiện mình bị ung thư dạ dày. 15% người biết mình bị ung thư dạ dày chỉ sống được thêm 5 năm. Ung thư dạ dày có cơ hội phục hồi rất thấp nhưng khả năng tử vong lại rất cao.
– Nhiễm khuẩn HP: Chính vi khuẩn HP là “thủ phạm” sản sinh các ngoại độc tố. Chúng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng. Còn nhiều trường hợp bị loét hang vị, thủng lỗ, xuất huyết dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày ngày càng cao.
– Viêm dạ dày mạn tính: Tại Việt Nam, khoảng 31 – 65% trường hợp nội soi tiêu hóa đều phát hiện viêm loét dạ dày. Các bác sĩ đã tìm thấy nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý này hết 95% là do nhiễm vi khuẩn HP. Thậm chí có cả những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày. Nhưng sau nhiều năm bệnh vẫn tái phát.
Do đó để tránh ung thư dạ dày, người bệnh cần phát hiện sớm và chữa dứt điểm tình trạng HP dương tính. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP. Thời gian điều trị có thể trong 1 – 2 tuần hoặc có khi đến 1 tháng. Trong thời gian này, bạn tuyệt đối phải tuân theo đúng phác đồ điều trị và sau 1 – 3 tháng cần kiểm tra lại kết quả điều trị.
Theo Khoe.online tổng hợp