Mụn cóc và các cách điều trị phổ biến
Tác giả: huong
Mụn cóc là một bệnh lành tính trên da, không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác khó chịu. Khoảng 70% trường hợp mụn cóc có thể tự biến mất trong 3 tháng. Tuy nhiên, trong thời gian này nếu có sự tiếp xúc dịch tiết, mụn cóc rất dễ lây lan từ vùng da này đến vùng da khác trên cơ thể.
- Nguyên nhân gây bệnh hắc lào và giải pháp điều trị
- Bệnh nấm kẽ chân: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bênh á sừng nguy hiểm như thế nào?
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (hạt cơm) là những khối u sần sùi, xấu xí nổi lên trên da. Chúng xuất hiện riêng lẻ hoặc thành từng chùm ở bàn tay và bàn chân. Tuy lành tính nhưng mụn cóc có thể gây đau, nổi cộm tạo cảm giác khó chịu và làm mất thẩm mỹ. Mụn cóc rất dễ bị lây nếu có sự tiếp xúc với các dịch tiết. Theo thống kê, khoảng 40% dân số trên thế giới đều gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây mụn cóc
Nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn cóc là do virus gây sùi ở người HPV (human papilloma virus) thông qua các con đường sau:
– Vết thương nhỏ trên da: trầy xước, vết bị vật nuôi cắn, đứt tay.
– Trẻ em cắn móng tay.
– Rối loạn chuyển hóa, suy nhược thần kinh, hệ miễn dịch yếu.
– Lây giữa người với người khi dùng chung khăn, gối, quần áo, dụng cụ cắt móng tay…
Cách trị mụn cóc
1. Bằng phương pháp y khoa
Y học ngày càng hiện đại, các phương pháp điều trị mụn cóc ngày càng đơn giản hơn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí mụn mọc cũng như khả năng tài chính mà người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp.
– Chấm nitơ lỏng: Thuốc được điều chế khi khí nitrogen ở dạng hóa lỏng với nhiệt độ cực kỳ thấp. Ban đầu khi dùng thuốc, người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên loại thuốc này lại ít để lại sẹo, có thể khỏi hẳn hoàn toàn, không tái phát.
– Chấm axit: Cách này chỉ áp dụng cho mụn có kích thước dưới 0.5 cm. Axit được sử dụng là axit salicylic và lactic. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng tại nhà nhưng phải được sự đồng ý của bác sĩ. Thế nhưng, về hiệu quả thì sau vài tuần mụn mới thực sự xẹp và biến mất.
Tổ đỉa là một triệu chứng viêm da đặc biệt, xuất hiện chủ yếu ở các vùng lòng bàn tay, bàn chân và ở rìa các ngón tay, chân. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và không rõ lý do, với những biểu hiện nổi mụn nước, bong tróc da...…
– Cắt bỏ: Một dạng tiểu phẩu cho mụn có kích thước dưới 2cm ở gót chân, bàn chân. Nó ít nguy cơ nhiễm khuẩn, nhanh lành và chăm sóc vết thương dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi tiến hành cắt bỏ mụn cóc có thể để lại sẹo và có khả năng tái phát.
– Đốt điện đối với mụn dưới 1cm. Mụn cóc xuất hiện ở những vùng nhạy cảm hoặc ở kẽ tay, kẽ chân. Với phương pháp này, vết thương lâu lành hơn nhưng thủ thuật tiến hành nhanh chóng lại ít tốn kém.
2. Bằng phương pháp dân gian
– Ngâm nước nóng: Mụn cóc khi ngâm ở nước có nhiệt độ cao rất nhanh mềm. Nước nóng có thể tiêu diệt lại các virus trên da. Đây là cách được xem là đơn giản nhất. Bạn có thể pha nước với một chút muối hoặc dấm trắng để hiệu quả hơn.
– Dùng tỏi: Đập nát củ tỏi rồi dùng nước cốt tỏi thoa trực tiếp lên vùng da có mụn. Bạn cần giữ yên trong vòng 2 – 3 giờ để thành phần allicin phát huy hết tác dụng kháng khuẩn và chống nấm. Để đạt hiệu quả, bạn cần thực hiện nhiều lần để mụn cóc xẹp dần và tự biến mất.
– Chuối xanh: Sử dụng vỏ của quả chuối xanh, xát mặt trong vỏ lên mụn cóc. Mục đích chính là để nhựa vỏ chuối tiếp xúc với mụn cóc để nó tự bong ra.
Tuy nhiên các cách trị mụn cóc theo mẹo dân gian trên chỉ áp dụng cho những nốt mụn có kích thích nhỏ, mới phát trong thời gian đầu. Nếu chúng xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm, bạn tuyệt đối không được xử lý tại nhà mà phải nhờ đến sự can thiệp của y khoa.
Theo Khoe.online tổng hợp
Xơ cứng bì là một bệnh lý liên quan về da, bệnh này hiếm gặp, nhưng bệnh này có thể tìm đến với bất kỳ ai và ở bất kỳ thời điểm nào. Vậy cụ thể bệnh xơ cứng bì là gì và cách điều trị ra sao? Mọi điều…