Nhận biết dị ứng thuốc và cách phòng ngừa
Tác giả: sites
Thuốc là một biện pháp chữa trị của rất nhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào dùng thuốc cũng là có hiệu quả. Thậm chí việc dùng thuốc còn có thể dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc, đây là một trong những bệnh dị ứng nguy hiểm vì nếu không được cấp cứu có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, đôi khi là cả tử vong. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn cách nhận biết cũng như phương pháp phòng ngừa dị ứng thuốc hiệu quả.
- Bạn biết gì về dị ứng paracetamol?
- Biểu hiện của viêm mũi dị ứng
- Tìm hiểu thêm về triệu chứng dị ứng nước
1. Dị ứng thuốc là gì?
Dị ứng thuốc thật ra là một tác dụng phụ không mong muốn ở thuốc mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Dị ứng có thể là do lạm dụng thuốc quá nhiều gây ra quá liều hay tình trạng không dung nạp thuốc. Đặc biệt đây là một tình trạng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể với tỷ lệ tử vong là rất cao.
Khi sử dụng thuốc, bạn luôn có thể đọc thấy dòng ghi chú lưu ý khi sử dụng thuốc bên cạnh sự hướng dẫn sử dụng liều lượng của bác sĩ, cũng như cảnh báo hạn chế sử dụng thuốc khi có những biểu hiện bất thường... Đây là những…
2. Những loại thuốc nào gây ra dị ứng?
Trên cơ bản, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên có những loại có khả năng gây dị ứng cao như sau:
- Thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, cefotaxim…
- Thuốc cản quang co chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, tiểu đường, đau khớp, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị gút…
- Thuốc có ảnh hưởng tới tim mạch như thuốc tê, một số vitamin như vitamin C, vitamin B1 dạng tiêm…
3. Triệu chứng của dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ tới nặng cho người bệnh, nhẹ thì chỉ là đau đầu, ói mửa nhưng nặng thì khá nguy hiểm và có thể gây tử vong. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp của dị ứng thuốc.
Ở nước ta, tỷ lệ dị ứng ngày càng tăng khi xuất hiện ở nhiều đối tượng. Trong đó dị ứng sau sinh là phổ biến nhất. Thế nhưng trong thời gian cho con bú, các sản phụ không thể tùy tiện dùng thuốc để điều trị các triệu chứng.…
Nổi mề đay
Đây là triệu chứng thường thấy ở các trường hợp bị dị ứng thuốc, thường thì người bệnh sẽ nhận thấy ngay chỉ sau 5-10 phút, có khi lâu hơn tới 2-3 ngày. Trên da bắt đầu xuất hiện các ban cùng sẩn phù kèm theo cảm giác ngứa và nóng rát. Nếu kéo dài có thể gây khó thởđau bụng chóng mặt, buồn nôn, sốt cao…
Phù Quincke
Sau khi dùng thuốc, người bị di ứng sẽ bị phù ở các vùng da mỏng như môi, cổ, quanh mắt, bụng… Màu da có thể hơi hồng lên và kết hợp với việc nổi mề đay. Nguy hiểm nhất là khi bị phù ở cổ họng hay thanh quản vì có thể làm nghẹt thở.
Viêm da dị ứng
Các ban đỏ hình thành với mụn nước gây cảm giác ngứa, phù da. Tình trạng này có thể xuất hiện chỉ sau vài giờ dùng thuốc nhưng cũng có lúc lâu hơn, mất tới vài ngày, thậm chí là vài tuần.
Đỏ da
Người bị dị ứng thuốc có dấu hiệu đả da thường thấy n1ong bừng, ngứa toàn thân, sốt cao kèm theo rối loạn tiêu hóa, vảy trắng trên da, nứt kẽ tay và chân, đôi khi còn bị bội nhiễm có mủ.
Bệnh huyết thanh
Các triệu chứng có mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau khớp, sốt cao, gan to, nổi ban khắp người. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm tình trạng này và dừng thuốc thì có thể hết dần.
Sốc phản vệ
Nều tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng thì có thể dẫn tới sốc phản vệ. Bắt đầu với những cảm giác bất thường như bồn chồn, sợ hãi…, tiếp theo là khó thở, tụt huyết áp, ngứa ngáy toàn thân, đau bụng, rối loạn nhịp tim, hôn mê và có thể đưa tới tử vong chỉ sau vài phút.
Tiết trời ấm áp với những đóa hoa đang khoe sắc dưới ánh nắng là những khung cảnh đẹp lung linh mà ai cũng thích. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng phấn hoa thì đây đúng là một nổi ám ảnh. Thời điểm hoa nở cũng là…
4. ĐIều trị dị ứng thuốc
Khi nhận thấy các bất thường như nổi ban trên da kèm theo những triệu chứng khác trên cơ thể sau khi uống thuốc thì phải ngay lập tức tới bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị. Tránh việc tự ý dùng các phương pháp dân gian chữa bệnh hay tiếp tục uống thuốc mà không tới bệnh viện vì có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.
5. Phòng ngừa dị ứng thuốc
Trong số các trường hợp dị ứng thuốc có đến 50% thuộc dị ứng kháng sinh. Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh có các triệu chứng nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù nề. Một số trường hợp nặng hơn bị co thắt phế quản, khó thở và biến chứng…
Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc hay tự ý uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và một số thuốc đặc trị. Cần phải có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ thì mới được dùng thuốc. Ngoài ra, nếu có tiền sữ dị ứng thuốc thì khi đi khám bạn nên cho bác sĩ của mình biết.
Dị ứng thuốc là một tình trạng dị ứng nghiêm trọng và nguy hiểm vì có thể dẫn tới tử vong nếu bạn chủ quan. Vì vậy, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng đắn nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp