Nên làm gì khi bà bầu bị đi ngoài?
Tác giả: sites
Mang thai là một giai đoạn không hề dễ dàng vì không chỉ phải lo cho thai nhi mà cả sức khỏe của người mẹ cũng cần nhiều lưu ý cẩn thận. Đặc biệt là khi bà bầu bị những chứng bệnh thường gặp như tiêu chảy, nôn ói… Sau đây là những điều cần biết cũng như cách giải quyết khi gặp tình trạng bà bầu bị đi ngoài.
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đi ngoài
Đau bụng và đi ngoài có thể là một căn bệnh không mấy nghiêm trọng với người bình thường nhưng với các bà mẹ đang mang thai thì là chuyện hoàn toàn khác. Tiêu chảy liên tục có thể dẫn tới những ảnh hưởng cho thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và những ngày cuối của thai kỳ. Thông thường nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài là:
– Do uống phải nguồn nước ô nhiễm hay ăn thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn và sức đề khác của những người phụ nữ mang thai vốn đã yếu nên các vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập, gây tình trạng đi ngoài liên tục.
– Do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với cơ thể. Dù đã hợp vệ sinh nhưng khẩu phần ăn lại chứa những món ăn không thích hợp cho thể trạng cũng như sức hấp thu sẽ khiến bà bầu bị đi ngoài. Chẳng hạn như bữa ăn có quá nhiều chất đạm và chất béo khiến cơ thể không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa và phải được tống ra ngoài qua đường tiêu chảy.
– Do nhiễm một số loại vi khuẩn, virus có trong nước uống và thức ăn như rota, cyptomegalo… hay một số loại động vật ký sinh như giardia, cryptosporidium và entamoeba histolytica.
– Do ăn những loại trái cây có chứa quá nhiều nước như dưa hấu, rau cải… khiến lượng nước thừa khi qua đường tiêu hóa ra ngoài làm phân lỏng và loãng.
– Do một số nguyên nhân khác như dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, không dung nạp được đường lactose, viêm dạ dày hay ngộ độc thức ăn…
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tình trạng khó chịu khi bà bầu bị tiêu chảy là một trong những trường hợp dễ thấy. Cảm giác đau bụng, đi phân lỏng, đi nhiều lần khiến cơ thể…
2. Triệu chứng khi bà bầu bị đi ngoài
Bị đau bụng trong giai đoạn mang thai sẽ có những biểu hiện cụ thể như:
-Đau bụng đột ngột, đau nhiều vùng quanh rốn với các biểu hiện dai dẳng, gây khó chịu.
-Đi ngoài phân lỏng, thậm chỉ có những biểu hiện đi ngoài liên tục.
-Có các biểu hiện mất nước, nôn mửa.
Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới những biến chứng khôn lường. Những cơn đau sẽ kích thích co bóp ở tử cung, tác động tới thai nhi, khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và thậm chí có thể chết non trong bụng mẹ, cần hết sức lưu ý.
Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và là mối lo của nhiều người trong đó có cả những phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của bà bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng và hết sức nhạy cảm, do đó khi…
3. Nên làm gì khi bà bầu bị đi ngoài?
Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân, cần bổ sung nước để tránh việc mất nước làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Đồng thời, bà bầu cũng nên nghỉ ngơi để lấy lại sức, tuyệt đối không uống các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… cũng như tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào trong giai đoạn mang thai.
Nếu việc đi ngoài vẫn không có dấu hiệu suy giảm thì nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và có cách điều trị phù hợp. Lưu ý đến những món ăn hằng ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến bên ngoài để giảm thiểu nguy cơ đau bụng, ngộ độc thức ăn.
Bà bầu bị viêm họng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Điều này không chỉ tác động đến sức khỏe của bà bầu mà còn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.…
4. Phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đi ngoài
Khi mang thai nên tuân thủ theo quy luật ăn chín, uống sôi, hạn chế các thức ăn có chứa quá nhiều chất béo, đạm và đường. Tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống cũng như các hải sản như tôm, cá biển, ốc… Đồng thời bà bầu cũng nân ăn nhiều sữa chua để giúp cho hệ tiêu hóa được hỏe mạnh và tránh tình trạng tiêu chảy.
Bà bầu bị đi ngoài là một hiện tượng khiến nhiều người lo lắng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con. Do đó, ngoài việc phòng tránh bằng cách ăn uống hợp lý thì ngay khi bị tiêu chảy không dừng, bà bầu cũng nên tới ngay bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả và đúng đắn nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp