Mách bạn cách chữa dị ứng mề đay
Tác giả: huong
Dị ứng mề đay là một dạng dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mỗi khi trời chuyển lạnh thì các cơn ngứa kéo đến cùng các mảng sẩn phù màu hồng xuất hiện ở một vùng da rồi lan rộng ra khắp người. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không biết chữa trị và chăm sóc da đúng cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Mách bạn công dụng hữu hiệu của cây nhọ nồi
- Dị ứng hải sản và những nguy hiểm cần đề phòng
- Nổi mề đay dị ứng sau sinh có đáng lo?
Nguyên nhân và biểu hiện
Yếu tố cơ địa được xem là nguyên nhân chủ chốt của chứng dị ứng mề đay. Mỗi khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi thì cơ thể dễ bị nhạy cảm và kích thích. Khi ấy, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều histamin để phản ứng và đây chính là “thủ phạm” dẫn đến những cơn ngứa, những vùng da sần sùi.
Dị ứng mẩn ngứa toàn thân là một triệu chứng thường thấy của các bệnh dị ứng thông thường. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu trên da mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Vậy dị ứng mẩn ngứa toàn…
Dị ứng mề đay được chia làm 2 loại:
– Mề đay mạn tính: Nguyên nhân gây bệnh do ký sinh trùng, do thuốc, do yếu tố thời tiết hoặc do thức ăn.
– Mề đay cấp tính: Có thể do dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Nó thường kéo đến đột ngột và tự khỏi trong ngày hoặc sau vài ngày.
Biểu hiện khi bị dị ứng mề đay là xuất hiện những mảng sẩn phù có màu hồng, kèm theo làcảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nó nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể và lan rộng ra toàn thân.
Mề đay chủ yếu là do da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nếu cơ thể tiếp tục không được ủ ấm hoặc ngâm trong nước lạnh, nước mưa sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp đã bị sốc đột ngột và tử vong.
Dị ứng ngứa ngoài da đôi khi là một triệu chứng ngứa do dị ứng bình thường nhưng cũng có trường hợp đó là dấu hiệu của một số bệnh nào đó. Vậy thì nguyên nhân của dị ứng ngứa ngoài da là gì và đó là biểu hiện của…
Cách chữa dị ứng mề đay
1. Dùng thuốc
Nếu cơn mề đay có dấu hiệu ngày càng nặng hơn bạn có thể dùng một số loại thuốc giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng. Một số thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadine, fexofenadine. Lưu ý, trước khi uống thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì hầu như những loại thuốc chống dị ứng khó trị khỏi hoàn toàn mà còn có thêm những tác dụng phụ.
2. Thoa kem bôi ngoài da
Khi bị dị ứng mề đay, nhiều người thường sử dụng kem bôi ngoài da có chứa hoạt chất corticoid. Những loại thuốc này có tác dụng rất nhanh để giảm ngứa. Thế nhưng bạn không nên quá lạm dụng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
3. Giữ ấm cơ thể
Khi bị dị ứng mề day, bạn tuyệt đối không tiếp xúc với nhiệt độ lanh, không phơi nhiễm với nhiệt độ. Bạn nên trùm mền để giữ ấm cơ thể, ở trong phòng kín và hạn chế đi ra ngoài trời, nhất là vào mùa đông.
4. Chườm mát khăn lạnh
Để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các nốt mẩn ngứa, bạn có thể dùng khăn mềm ngâm trong nước lạnh. Vắt ráo nước và chườm lên da trong 30 phút.
5. Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Một sai lầm rất lớn ở nhiều người khi bị dị ứng là kiêng cử với nước. Thế nhưng họ đâu biết rằng việc tắm rửa hàng ngày giúp da thông thoáng hơn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trên da. Bạn cần lưu ý: không nên tắm với xà phòng trong thời gian này cũng như không dùng nước nóng để tắm.
6. Không gãi
Mặc dù khi bị dị ứng mề đay, bạn cảm thấy rất khó chịu vì ngứa ngáy. Nhưng bạn không nên gãi để tránh tình trạng da bị xây xát. Một số trường hợp có triệu chứng nặng nếu gãi nhiều gây chảy máu, bội nhiễm, nổi mủ.
Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là một hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Hiện tượng này thường không lây lan, không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh tìm ẩn. Vậy hiện…
7. Mặc quần áo thoáng
Tuy nguyên tắc chữa mề đay là ủ ấm nhưng không vì vậy mà bạn mặc quần áo quá chật chội. Bạn cần chọn loại trang phục có chất liệu vải cotton mềm mại, thoáng mát.
8. Ăn đồ mát, uống nhiều nước
Trong giai đoạn này, bạn cần lựa chọn thực phẩm có tính mát: đậu xanh, bí xanh, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau má, đậu phụ, mía…Đồng thời, bạn cần bổ sung đầy đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Lượng nước cần trong ngày tối thiểu 1.5 – 2 lít. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây hoặc uống nước trà ấm thảo dược.
Hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích cho bạn trong việc xử trí và chăm sóc như thế nào mỗi khi cơn dị ứng mề đay kéo đến. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Theo Khoe.online tổng hợp